1. Apax Legend
Giá: 21,89 USD
Theo: Tech Radar |
Apex Legends là một ứng cử viên tiềm năng đang cạnh tranh cho vương miện battle royale hiện nay. Được phát triển bởi Respawn Entertainment và lấy bối cảnh trong vũ trụ Titanfall, Apex Legends là một game bắn súng battle royale dựa trên đội hình, nơi các đội gồm ba người đấu với 57 người chơi khác để cố gắng thu thập chiến lợi phẩm và trở thành người sống sót cuối cùng.
Có lẽ yếu tố chính khiến Apax Legends thu hút được 25 triệu người chơi chỉ sau một tuần là bởi gamepaly của nó. Không giống như Fortnite hay PUBG, Apax Legends cho bạn lựa chọn những nhân vật với lối chơi và sức mạnh khác nhau để sinh tồn. Với việc đa dạng về nhân vật Apax Legends sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm mới lạ, năng động hơn cho người chơi.
Yếu tố thứ hai khiến trò chơi thành công có lẽ chính là hệ thống ping của nó. Một hệ thống ping (mặc định là chuột giữa) cực kỳ hoàn thiện, tinh tế và rõ ràng đem lại cho game thủ khả năng giao tiếp và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, chuẩn xác mà không cần đến lời nói – vốn thường được xem là cách giao tiếp chuẩn mực trong một tựa game online.
Có lẽ điểm trừ duy nhất của Apax Legends là hệ thống kiếm tiền của tựa game này quá ít và khó khăn. Hơn nữa, quy trình mở khóa nhân vật cũng có phần rối rắm, nhiều bước. Có lẽ, đây là cách mà Respawn dùng để "móc ví" các game thủ. Tuy nhiên, với tất cả các ưu điểm trên đây vẫn là một tựa game Battle Royale đỉnh với đồ họa đẹp mắt và gameplay hấp dẫn.
2. Assassin's Creed Odyssey
Giá: 59,99 USD
Theo: Tech Radar |
Assassin's Creed Odyssey là phần mới nhất cho loạt game Assassin's Creed hoành tráng và đầy thành công. Assassin's Creed Odyssey sẽ không đưa bạn vào bối cảnh tương lai như thường lệ mà sẽ dẫn dắt người chơi vào một cột mốc lịch sử xa hơn tận khoảng 400 năm trước – chiến tranh Peloponnesus nổi tiếng của Hy Lạp. Assassin’s Creed Origins đã mang người chơi trở lại nơi khởi nguồn một đức tin khai sinh ra Hội sát thủ. Tuy nhiên, người chơi đánh giá cốt truyện và bối cảnh có phần khó hiểu và không ăn khớp với mạch truyện của tựa game.
Về mặt lối chơi, Assassin’s Creed Odyssey có lối chơi được xây dựng gần như có phần giống với phiên bản Origins. Vẫn là những cảnh đánh nhau chặt chém đã mắt vốn là thương hiệu của dòng game lâu đời này. Điểm khác biệt đáng tiền của Assassin’s Creed Odyssey là tựa game này đem đến cho bạn một thế giới mở theo hướng RPG với những tính năng lên cấp, chế độ khiến người chơi không khỏi hứng thú khi trải nghiệm tựa game này.
Tuy nhiên, với thế giới mở của tựa game này cũng đem đến cho người dùng không ít sự khó chịu. Để Assassin’s Creed Odyssey trở nên thú vị hơn, Ubisoft đã quyết định để người chơi tự khám phá và tìm nhiệm vụ. Tuy nhiên, điều này khiến game thủ khó khăn trong việc bám theo cốt truyện mà dễ bị sa vào những hoạt động bên lề của game. Vì vậy, cốt truyện vốn đã khó hiểu giờ đây nó càng "loãng" hơn.
Tóm lại, Assassin’s Creed có phần khác biệt so với những gì Ubisoft đã thực hiện trước đây. Tuy nhiên, nhà phát hành vẫn giữ lại được những cảnh hành động đẹp mắt và cải tiến thêm vào đó là một thế giới rộng lớn hơn. Đây là một tựa game hoành tráng nơi bạn có thể tự do biến mình thành chiến binh Sparta, giương buồm ra khơi, yêu đương và săn lùng những kẻ cựu thù trong một thế giới rộng lớn và sinh động. Có lẽ, điểm trừ duy nhất là cốt truyện có phần không ăn nhập và khó hiểu của Assassin’s Creed Odyssey.
3. Battlefield 1
Giá: 6,59 USD
Theo: Tech Radar |
Khác với những tựa game bắn súng lấy bối cảnh tương lai như Call of Duty với những mẫu súng tân tiến, những bộ đồ hiện đại. Đến với Battlefield 1 người chơi sẽ được quay trở lại thế chiến thứ nhất đầy sự ác liệt, hỗn loạn và tàn khốc. Bước vào game người chơi ngay lập tức phải cố hết sức trong vai những người lính của binh đoàn bộ binh 369, những chàng trai được mệnh danh là "Harlem Hellfighters" để kìm hãm bước tiến của người Đức.
Vẫn đáp ứng được sự kì vọng ở mục chơi đơn vốn đã là thương hiện của dòng game Battlefield. Mỗi một phần chơi là một góc nhìn của từng khía cạnh với trải nghiệm đặc trưng về cuộc đại chiến: sự hi sinh trong màn chơi “The Runner” (Người Đưa Tin), tinh thần quyết chiến và lòng quả cảm trong “Through Mud and Blood” (Qua Bùn Và Máu) và sự dối trá của chiến tranh trong “Friend In High Places” (Người Bạn Trên Không).
Về mặt đồ họa cũng như ngôn ngữ thiết kế Battlefield 1 cũng được game thủ đánh giá khá cao khi lột tả được góc nhìn chiến tranh của người lính một cách tàn khốc, chân thực nhất. Tuy vậy, tựa game này vẫn có một số điểm trừ. Battlefield 1 không sở hữu chế độ "cày cuốc" vốn được người chơi yêu thích như các bản Battlefield tiền nhiệm. Hơn nữa, để khám phá thêm cốt truyện của hai đạo quân Nga và Pháp người dùng vẫn phải bỏ thêm một số tiền không nhỏ nữa. Hơn nữa, tính năng tùy chọn trong những trận đấu Custom được người dùng mong chờ nhất cũng bị lược bỏ một cách khó hiểu.
Tóm lại Battlefield 1 đã cho ta thấy sự tiến bộ của hai nhà phát hành AE và DICE thế nhưng game vẫn có những hạt sạn khiến trải nghiệm của người dùng chưa thực sự tốt. Dẫu vậy, đây vẫn là một tựa game đáng để thử giúp bạn như sống lại và hiểu rõ hơn sự khốc liệt của lịch sử thế giới.
4. Doom Enternal
Theo: Tech Radar |
Giá: 21,79 USD
Trước sự thất bại của Doom3 và Doom4 khiến cho trước khi Doom Eternal được ra mắt không ít game thủ vẫn giữ thái độ nghi ngại đối với tựa game này. Nhưng ngay vào ngày 20/3 - khi tựa game này ra mắt, tất cả sự nghi ngờ đó đã nhường chỗ cho sự hưng phấn tột cùng của game thủ.
Lối chơi của Doom Eternal vẫn không có gì khác biệt với những đàn anh đi trước. Game thủ vẫn được bước vào một màn chơi, nơi bạn phải tàn sát tất cả những con quỷ ngáng đường và giải một vài câu đó để hoàn thành màn chơi. Tuy nhiên, không giống như những tựa game trước thì nay nhân vật chính của chúng ta được cung cấp hàng loạt vũ khí hiện đại và ta phải sử dụng, phối hợp liên tục giữa chúng để tạo ra hiệu quả cao nhất.
Sẽ thật thiếu sót khi nói đến Doom Eternal mà không nhắc đến bối cảnh của tựa game. Không còn là Sao Hỏa hay Địa ngục như những tựa game trước nay Doom Eternal đã đưa ta đến một Trái Đất vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Khi chúng ta vẫn thấy được những cao ốc, biển quảng cáo, xe cộ... nhưng hiện nay nó bị bao trùm bởi dung nham và quái vật. Người chơi đánh giá rất cao về đồ họa và ngôn ngữ thiết kế của Doom Eternal.
Điểm trừ duy nhất của Doom Eternal là cốt truyện chưa thực sự hay. Trong game cũng không có quá nhiều những đoạn hội thoại mà chủ yếu tập trung vào lối chơi và hành động dồn dập. Ngoài ra khi chơi game vẫn hay bị giật, lag và gặp những lỗi vặt như văng game. Tuy nhiên, Doom Eternal vẫn xứng đáng là một trong những tựa game offline hay nhất năm 2020. Doom Eternal rất xứng đáng cho sự chờ đợi suốt 4 năm của các game thủ.
Dịch tổng hợp: Tech Radar, Games Radar, Metacritic