TikTok: Hơn nửa số phụ huynh ngại đề cập với con trẻ về những trò lừa bịp trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – 56% phụ huynh đồng tình sẽ không nhắc đến những trò lừa bịp trên mạng trừ khi trẻ đề cập đến vấn đề đó trước và 37% phụ huynh tin rằng các trò lừa bịp là một chủ đề rất khó nói - báo cáo mới nhất của TikTok chỉ ra
Tại nhiều trò lừa bịp trực tuyến, trẻ em bị kích động bằng một đoạn tin nhắn đe doạ giả mạo, dụ dỗ các em thực hiện các thử thách với cấp độ khó tăng dần, cuối cùng là gây hại cho bản thân,
Tại nhiều trò lừa bịp trực tuyến, trẻ em bị kích động bằng một đoạn tin nhắn đe doạ giả mạo, dụ dỗ các em thực hiện các thử thách với cấp độ khó tăng dần, cuối cùng là gây hại cho bản thân,

TikTok vừa chính thức công bố báo cáo "Tìm hiểu các biện pháp ứng phó hiệu quả trong giáo dục phòng ngừa đối với những thử thách trực tuyến nguy hiểm".

Đây là kết quả của một dự án quy mô toàn cầu, tìm hiểu về xu hướng hành vi của giới trẻ khi tham gia các thử thách tiềm ẩn những nguy hiểm, các trò lừa bịp có thể dẫn đến tự sát hoặc tự hại bản thân mà TikTok khởi động trong những tháng vừa qua.

Trong nghiên cứu này, trẻ vị thành niên được yêu cầu mô tả mức độ rủi ro của các thử thách trực tuyến phổ biến gần đây. Gần một nửa (48%) số em được hỏi tin rằng những thử thách này an toàn và vui nhộn, 32% cho rằng thử thách này tuy có rủi ro nhưng vẫn an toàn, tỷ lệ trẻ đánh giá nguy hiểm là 14% và vô cùng nguy hiểm là 3%. Chỉ có 0,3% thanh thiếu niên nói họ đã tham gia một thử thách mà họ tự cho là nguy hiểm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trước khi tham gia thử thách, trẻ vị thành niên có vận dụng một loạt những phương pháp đánh giá rủi ro, bao gồm xem video mọi người thử làm, đọc bình luận và nói chuyện với bạn bè. Trao quyền và hướng dẫn trẻ phương pháp tự cân nhắc, suy nghĩ thấu đáo về rủi ro chính là chiến lược phòng tránh hữu hiệu nhất. Cụ thể, 46% thanh thiếu niên được khảo sát muốn được cung cấp thông tin chi tiết về mức độ nguy hiểm và thông tin về việc thế nào là vượt quá giới hạn.

Phát hiện từ những trò lừa bịp tự sát và tự làm hại bản thân

Những trò lừa bịp tự sát và tự làm hại bản thân này có điểm chung là cố gắng thuyết phục người chơi tin vào một điều gì đó đáng sợ không có thật. Trong những trường hợp trước đây, trẻ em bị kích động bằng một đoạn tin nhắn đe doạ giả mạo, dụ dỗ các em thực hiện các thử thách với cấp độ khó tăng dần, cuối cùng là tự kết liễu bản thân.

Nếu không muốn chịu những hậu quả đáng sợ như lời hăm doạ, các em phải tiếp tục lan truyền những tin nhắn này và mời thêm bạn bè tham gia trò chơi. Mặc dù hành động này tưởng chừng vô hại, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, 31% trẻ vị thành niên từng tiếp cận những trò lừa bịp nguy hiểm này đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó 63% số trẻ cảm thấy bị tổn hại tinh thần.

Chúng tôi hiểu rằng các bậc phụ huynh rất thận trọng khi trao đổi với trẻ về chủ đề này. Nhiều phụ huynh lo ngại rằng việc chủ động đề cập sẽ vô tình thúc đẩy tính tò mò, hiếu kì ở những trẻ vốn sẽ không tiếp xúc với thử thách đó. 56% phụ huynh đồng tình rằng họ sẽ không nhắc đến những trò lừa bịp này trừ khi trẻ đề cập đến vấn đề đó trước. Ngoài ra, 37% phụ huynh tin rằng các trò lừa bịp là một chủ đề rất khó nói nếu không gợi lên sự quan tâm của trẻ.

TikTok đẩy mạnh những nỗ lực bảo vệ cộng đồng

TikTok cho biết đã vận dụng những kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Hilton để tiếp tục hoàn thiện các chính sách tại TikTok và mong rằng báo cáo này cũng trở thành nguồn tài nguyên hữu ích cho các nhà giáo dục, phụ huynh, các tổ chức phi chính phủ và cả các nền tảng khác. Bên cạnh đó, TikTok cũng không ngừng cải tiến các tính năng an toàn trực tuyến hiện có.

Nghiên cứu này của TikTok cũng đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm hoạ khôn lường của những trò lừa bịp tự làm hại bản thân. Ngay cả khi được chia sẻ với mục đích giáo dục, chủ đề này vẫn gây tổn thương tinh thần cho các em. Bên cạnh việc xoá các video độc hại và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự lan truyền của trào lưu nguy hiểm này, chúng tôi sẽ gỡ những cảnh báo thất thiệt dẫn đến sự hoang mang, sợ hãi không cần thiết cho người dùng, bởi những cảnh báo này có thể vô tình khiến người dùng hiểu nhầm về tính xác thực của những trò lừa bịp.

Tuy nhiên, TikTok cho biết vẫn tiếp tục khuyến khích những cuộc thảo luận nhằm giải toả sự hoang mang và cung cấp thông tin chính xác về vấn đề này trên nền tảng TikTok.

Báo cáo này là kết quả của một dự án quy mô toàn cầu, tìm hiểu về xu hướng hành vi của giới trẻ khi tham gia các thử thách tiềm ẩn nguy hiểm, các trò lừa bịp có thể dẫn đến tự sát hoặc tự hại bản thân và được thực hiện với mẫu khảo sát hơn 10.000 người từ nhiều quốc gia bao gồm Anh, Argentina, Brazil, Đức, Indonesia, Mexico, Mỹ, Úc, Ý và Việt Nam. Báo cáo còn nhận được sự đóng góp, phê bình của hội đồng các chuyên gia, bác sĩ tâm lý và nhà khoa học hành vi hàng đầu thế giới về sự phát triển của trẻ em.