Tên lửa đạn đạo "Sarmat" sẽ được phóng vào năm 2016

Tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa 'Sarmat" đang trong giai đoạn chế tạo cuối cùng, chuẩn bị cho các đợt thử nghiệm và đưa vào biên chế trong binh chủng. là ICBM thế hệ thứ 5, tên lửa được chế tạo với công nghệ mới nhất và có khả năng chọc thủng hệ thống lá chắn tên lửa đối phương.
Tên lửa đạn đạo "Sarmat" sẽ được phóng vào năm 2016

Tên lửa đạn đạo "Sarmat" sẽ được phóng vào năm 2016 ảnh 1

Thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Nga "Sarmat" có thể bắt đầu vào năm 2016, đại diện Liên hiệp các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga thông báo với TASS.

Nguồn tin của TASS cũng khẳng định, nguyên mẫu ICMB “Sarmat” được sử dụng cho thử nghiệm sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.

Tháng tư vừa qua, thứ trưởng Bộ quốc phòng Yury Borisov thông báo, các đơn vị tên lửa chiến lược Nga sẽ nhận được tên lửa đạn đạo liên lục địa RS – 28 “Sarmat” bắt đầu từ năm 2018 – 2019. Theo phát biểu của ông, “Sarmat” sẽ là tên lửa nhiên liệu lỏng, hai tầng, có thể mang theo 10 tấn khối lượng hữu ích, đầu đạn có thế có từ 8 hoặc hơn nữa đầu đạn thứ cấp có khả năng tự dẫn và tổ hợp chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa, dự trữ công suất cho phép tên lửa có thể bay vượt qua cả cực Bắc lẫn cực Nam địa cầu.

ICBM "Sarmat" là tên lửa đạn đạo chiến lược thế hệ thứ 5, điều đó có nghĩa là các thành phần, các bộ phận của tên lửa đều được hoàn thiện ở cấp độ hiện đại nhất, tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn hẳn các tên lửa thế hệ trước.

Thứ trưởng cũng nói thêm, ICBM "Sarmat" sẽ được sản xuất tại nhà máy Krasmash thuộc vùng Krasnoyarsk, nơi đang chế tạo các tên lửa đạn đạo "Sineva" dành cho tàu ngầm, được phát triển bởi tập đoàn cổ phần Trung tâm phát triển tên lửa quốc gia mang tên viện sĩ Makeyev.

"Sarmat"  sẽ được thay thế các tên lửa đạn đạo chiến lược cũ hơn trong binh chủng tên lửa chiến lược R-36M2, "Voivod", định danh NATO "Satan". Hiện nay, Mỹ không có loại tên lửa đạn đạo chiến lược tương đương với “Sarmat”.

Những tên lửa đạn đạo chiến lược hạng nặng của Mỹ đã được Lầu Năm Góc cho về hưu từ năm 2005, Mỹ đặt sức mạnh chiến lược hạt nhân vào lực lượng tàu ngầm. Các tàu ngầm nguyên tử Mỹ mang tên lửa “Trident –II” chiếm hơn phần nửa lực lượng hạt nhân chiến lược của nước Mỹ.

Thử nghiệm phóng là bước đầu tiên trong quy trình thử nghiệm tất cả các loại tên lửa. Thử nghiêm sẽ làm rõ vấn đề, chuẩn xác hay không các thuật toán được phát triển để chuẩn bị cho phóng tên lửa, phản ứng các bộ phận của tên lửa khi nhận được mệnh lệnh và cuối cùng là – tên lửa có khả năng dời khỏi bệ phóng hay không. Trong thử nghiệm đối với ICBM “Sarmat”. Nguyên mẫu tên lửa với động cơ phản lực hành trình không hoạt động sẽ được phóng lên độ cao khoảng vài chục mét, sau đó sẽ rơi xuống bên cạnh bệ phóng. Chính vì yêu cầu này nên nguyên mẫu thử nghiệm chính là nguyên mẫu tên lửa sẽ chế tạo, với chuẩn kích thước và khối lượng như một tên lửa đã hoàn thiện. 

Theo QPAN