Đây là động thái mới nhất trong làn sóng gia tăng nhu cầu đối với tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản hiện đại hóa mới do Raytheon Technologies sản xuất, sau khi các quan chức Hải quân Mỹ cho biết, với khoản ngân sách ngân sách đề xuất của Hải quân với doanh số bán hàng hóa quân sự cho nước ngoài, dây chuyền sản xuất hệ thống tên lửa này sẽ chạy với công suất tối đa. Ngân sách mới của Nhật Bản sẽ đặt sẽ mua số lượng lớn khoảng 400 quả đạn Tomahawk với trị giá lên tới 1,6 tỉ USD, một phần trong số những vũ khí phản công khác.
Theo thông báo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, Bộ Ngoại giao đã phê duyệt một thỏa thuận giữa Mỹ và Australia, cung cấp tối đa 200 tên lửa hành trình Tomahawk Block V và 20 tên lửa Block IV cùng với các dịch vụ hỗ trợ hậu cần, kỹ thuật đi cùng.
Chính phủ Canberra cho biết, những tên lửa này sẽ được triển khai trên các tàu khu trục lớp Hobart của Australia, cho phép tấn công những mục tiêu trên đất liền với khoảng cách xa hơn, độ chính xác cao hơn. Những biến thể của Block V có thể thay đổi mục tiêu đang khi đang bay và tấn công những mục tiêu đang di chuyển trên biển.
Tầm bắn hơn 1.000 dặm (1600 km) của Tomahawk đặc biệt quan trọng trên vùng châu Á-Thái Bình Dương, nơi lực lượng tên lửa của Trung Quốc có tầm bắn phi thường. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 và DF-21 của quốc gia này có tầm bắn lần lượt là 2.490 dặm (4.000 km) và 1.335 dặm (2.150 km).
Hải quân Mỹ từ năm 2021 bắt đầu trang bị Tomahawk Block V cho các hệ thống phóng thẳng đứng trên chiến hạm nổi và trên các tàu ngầm tấn công, có thể hoạt động dễ dàng hơn trong tầm bắn của lực lượng tên lửa Trung Quốc.
Thỏa thuận Mỹ-Austrralia diễn ra vài ngày sau khi Mỹ, Anh và Australia ký kết hiệp ước, cho phép Australia này sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân năm 2040, trước đó Australia sẽ thuê tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ trong thời gian chờ đợi.
Năm 2021, Canberra công bố ý định mua tên lửa hành trình Tomahawks, cùng với Tên lửa không đối đất tầm xa (AGM-158 JASSM) cho máy bay chiến đấu và Tên lửa chống hạm tầm xa, hai tên lửa hành trình này đều do Lockheed Martin sản xuất. Australia cũng cũng đang tham gia chương trình Tên lửa Tấn công chính xác (PrSM) siêu thanh do Mỹ dẫn đầu.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Thương vụ được đề xuất sẽ tăng cường khả năng của Australia trong hoạt động hợp tác với các lực lượng hàng hải của Mỹ và các lực lượng đồng minh khác, đóng góp cho những nhiệm vụ cùng chung lợi ích”.
“Tiến hành triển khai Hệ thống vũ khí Tomahawk trên các chiến hạm nổi, Australia sẽ góp phần vào khả năng sẵn sàng ứng phó toàn cầu, giúp tăng cường khả năng của Lực lượng Mỹ khi cùng tham gia hoạt động trên toàn thế giới. Australia sẽ có được năng lực mạnh mẽ, ngăn chặn những mối đe dọa trong khu vực và tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia”.
Theo Defense News
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu