Sản lượng chip của Trung Quốc phục hồi bất chấp những nỗ lực hạn chế của Hoa Kỳ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Dữ liệu sản lượng công nghiệp mới do cơ quan thống kê chính thức của Trung Quốc công bố cho thấy sản lượng chip đang có dấu hiệu phục hồi.
Ảnh: SCMP
Ảnh: SCMP

Dữ liệu kinh tế mới nhất do Cục Thống kê Trung Quốc công bố chỉ ra sự phục hồi trong ngành công nghiệp bán dẫn quốc gia, bất chấp nỗ lực tăng cường hạn chế của Washington nhằm làm tê liệt khả năng sản xuất chip tiên tiến của quốc gia tỉ dân này.

Trung Quốc đã sản xuất 29,4 tỉ đơn vị mạch tích hợp (IC) trong tháng 3, chỉ giảm 3% so với một năm trước và thu hẹp đáng kể so với mức giảm 17% so với cùng kỳ trong hai tháng đầu năm, theo số liệu mới được công bố bởi Cục Thống kê Quốc gia (NBS) vào thứ ba.

Sản lượng IC tháng 3 đánh dấu sản lượng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 12 năm 2021.

Sản lượng IC của Trung Quốc, thước đo sơ bộ về năng lực sản xuất chip của nước này, đã trở thành chủ đề được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ với Hoa Kỳ đang diễn ra căng thẳng.

Được biết, chính quyền Joe Biden vào tháng 10 năm ngoái đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu, hạn chế khả năng sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc cũng như nhập khẩu chúng từ nước ngoài. Động thái này diễn ra sau khi Đạo luật Khoa học và Chip được thông qua vào tháng 8, nhằm chống lại ngành công nghiệp chip của Trung Quốc và thúc đẩy sản xuất chip trong nước.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã mạnh tay tăng gấp đôi đầu tư để tăng sản lượng vi mạch trong nước và giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm nước ngoài. Nhập khẩu chip đã giảm xuống còn 108,2 tỉ đơn vị trong quý đầu tiên, giảm gần 23% so với một năm trước, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc được công bố vào tuần trước.

Sản lượng phục hồi là hệ quả của sự cải thiện trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. NBS cho biết tổng sản lượng quốc nội của Trung Quốc đã tăng 4,5% trong quý đầu tiên, đồng thời cho biết thêm rằng 26 trong số 41 ngành công nghiệp chính duy trì mức tăng trưởng hàng năm sau khi nước này từ bỏ chính sách Zero-Covid vào cuối năm ngoái.

Châu Á đang phải hứng chịu sự suy giảm doanh số bán dẫn kéo dài trong bối cảnh áp lực lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu. Thị trường sẽ chạm đáy vào giữa năm 2023 và sẽ sớm hồi phục trong tương lai gần, Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết trong một báo cáo hồi đầu tháng này.

Theo SCMP