S-400 Nga + Tên lửa Mỹ: Ấn Độ dựng lá chắn tên lửa nhiều tầng

VietTimes -- Ấn Độ đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng gồm tên lửa Ashwin, tên lửa Prihvi, cân nhắc mua sắm hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga và hệ thống tên lửa phòng không do Mỹ - Na Uy chế tạo.
Ấn Độ phóng thủ tên lửa đánh chặn Ashwin. Ảnh: Cankao.
Ấn Độ phóng thủ tên lửa đánh chặn Ashwin. Ảnh: Cankao.

Tờ The National Interest Mỹ ngày 13/8 cho rằng những nỗ lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Ấn Độ đã đạt được thành công to lớn. Ngày 2/8, Ấn Độ đã lần đầu tiên sử dụng "hệ thống đánh chặn khu vực tiên tiến/tên lửa đánh chặn Ashwin để tiến hành đánh chặn mục tiêu mô phỏng.
Chính phủ Ấn Độ ra thông cáo báo chí cho biết: "Trong nhiều mục tiêu tấn công, tiến hành lựa chọn có hệ thống, theo thời gian thực một trong số đó, radar hệ thống vũ khí tiến hành theo dõi. Tên lửa khóa mục tiêu lại, sau đó tiến hành đánh chặn chính xác cao".
Lần này, Ấn Độ đã bắn thử một quả tên lửa đạn đạo tầm trung tầm bắn 1.500 km để tiến hành đánh chặn. Theo suy đoán của tờ The Diplomat, đây là lần đầu tiên Ấn Độ thử nghiệm đầu dẫn đường hình ảnh hồng ngoại mới tự chế, có lợi cho tên lửa đánh chặn phân biệt chính xác đầu đạn thật hay giả.
Cùng với việc các "đối thủ tiềm tàng" đang nghiên cứu chế tạo tên lửa lắp nhiều đầu đạn độc lập (MIRV) hoặc tên lửa nhiều đầu đạn (MRV), Ấn Độ ngày càng muốn xây dựng được khả năng phòng thủ tên lửa thực sự. MIRV có thể làm cho nhiều đầu đạn của một quả tên lửa lần lượt tấn công các mục tiêu khác nhau, MRV thì có thể làm cho nhiều đầu đạn tấn công cùng một mục tiêu.

Hình ảnh tưởng tượng về loại tên lửa lắp nhiều đầu đạn độc lập. Ảnh: Cankao.
Hình ảnh tưởng tượng về loại tên lửa lắp nhiều đầu đạn độc lập. Ảnh: Cankao.

Sử dụng đầu đạn giả là một phương thức tương đối có hiệu quả và có chi phí rẻ để đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa, làm cho đầu đạn thật bắn trúng mục tiêu. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ cần có khả năng đồng thời đánh chặn nhiều mục tiêu tấn công.
Hoạt động thử nghiệm lần này do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ phụ trách, cơ quan này là một cơ quan kỹ thuật quốc phòng quan trọng nhất của Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Cuộc thử nghiệm được tiến hành ở đảo Abdul Kalam, duyên hải bang Odisha, vịnh Bengal.
Tên lửa đánh chặn Ashwin là một loại tên lửa đánh chặn nhiên liệu rắn, có thể đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu (tên lửa) ở độ cao từ 15 - 25 km.
Trước cuộc thử nghiệm lần này, loại tên lửa đánh chặn này ít nhất đã tiến hành 5 lần thử nghiệm, lần lượt vào tháng 2, 3 và 12/2017 cùng các năm 2015, 2016.
Những cuộc thử nghiệm ban đầu lấy mục tiêu là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prihvi II hoặc Prihvi III. Xét đến tầm bắn được thông cáo báo chí nói tới, mục tiêu đánh chặn trong vụ thử của tháng 8/2018 là một loại tên lửa mạnh hơn.

Tên lửa đạn đạo Prihvi của quân đội Ấn Độ. Ảnh: Cankao.
 Tên lửa đạn đạo Prihvi của quân đội Ấn Độ. Ảnh: Cankao.

Tên lửa Prihvi cũng là nền tảng của một hệ thống phòng thủ tên lửa khác mà Ấn Độ đang tìm cách xây dựng. Tên lửa đánh chặn Prihvi dùng để đánh chặn tên lửa bay ở ngoài tầng khí quyển, còn tên lửa đánh chặn Ashwin được dùng để tiến hành đánh chặn trong bầu khí quyển. Độ hoàn thiện công nghệ của tên lửa đánh chặn Prihvi cao hơn so với tên lửa đánh chặn Ashwin.
Ngoài nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa nội địa, Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa từ nước ngoài. Nhiều năm qua liên tục có tin cho biết Ấn Độ có ý định mua sắm hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Gần đây, Ấn Độ còn tuyên bố sẽ chi tiêu 1 tỷ USD mua sắm hệ thống tên lửa đất đối không có tên là "hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến quốc gia - II" để bảo vệ thủ đô New Delhi. Ấn Độ dự định tận dụng hệ thống do công ty Raytheon Mỹ và công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Kongsberg, Na Uy chế tạo, ứng phó với tên lửa hành trình và các mối đe dọa trên không khác nhằm vào thủ đô New Delhi.

Ấn Độ cũng vừa mới bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 lần thứ 6 vào ngày 3/6/2018. Ảnh: Cankao.
 Ấn Độ cũng vừa mới bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 lần thứ 6 vào ngày 3/6/2018. Ảnh: Cankao.