Trong cuộc phỏng vấn với Kommersant, ông Shugaev cho biết: "Thỏa thuận cho vay được ký kết, phía Nga đã thông qua các thủ tục pháp lý trong nước".
Giám đốc FSMTC cho biết, theo hiệp định hợp tác kỹ thuật quân sự với Cuba đã có hiệu lực từ năm 2006, Nga đã viện trợ một số lượng lớn trang thiết bị quân sự, chủ yếu là các trang thiết bị bảo trì, duy tu bảo dưỡng trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
Ông Shugaev nói: "Hiện nay ở Cuba có nhiều máy bay, xe tăng - thiết giáp, các loại pháo, các loại tên lửa phòng không và chiến hạm có nguồn gốc từ Liên Xô. Sự hợp tác kỹ thuật quân sự hai bên được tiến hành trong khuôn khổ chương trình được hợp tác công nghệ. Chương trình liên quan đến các dự án chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp quốc phòng Cuba".
Theo phát biểu của giám đốc Shugaev, chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật quân sự mang tính chiến lược, hỗ trợ cho Cuba phát triển hạ tầng quân sự cho nền công nghiệp quốc phòng nội địa.
Khoản tín dụng nhà nước dành cho Cuba được định hướng chủ yếu nhằm phát triển hợp tác công nghệ quân sự và hỗ trợ kỹ thuật cho Cuba.
Đây là đòn giáng trả bất ngờ và đáng sợ mà Nga dành cho Mỹ ngay sau khi Washington tuyên bố chính thức rút khỏi hiệp định Lực lượng hạt nhân Tầm trung INF. Với sự giúp đỡ của Nga, Cuba hoàn toàn có thể phát triển những vũ khí cần thiết, trong đó có các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình. Do khoảng cách giữa Cuba với nơi gần nhất của Mỹ ở Florida chỉ có khoảng 144 km đường biển, mọi loại vũ khí tấn công của Cuba đều có thể nhằm vào nước Mỹ.
Cho đến thời điểm này, lực lượng quân sự Cuba thực sự không gây quan ngại nhiều lắm từ phía Mỹ do hầu hết vũ khí trang bị đã cũ và chỉ đủ khả năng phòng thủ tạm thời.
Lực lượng bộ binh có khoảng 35.000 quân nhân, bao gồm các quân đoàn hợp thành phía Tây, Trung Tâm và phía Đông. Lục quân Cuba có một sư đoàn xe tăng độc lập, hiện đang thuộc quyền quân đoàn Trung tâm.
Quân đội Cuba có khoảng 600 xe tăng từ thời Liên Xô (T-34 -85, T-54, T-55, T-62 và PT-76), khoảng 1.700 xe thiết giáp các loại, 2.500 khẩu pháo chiến trường, pháo phản lực và súng cối; 1600 tổ hợp pháo, tên lửa phòng không tự hành và tên lửa phòng không vác vai MANPADS.
Ngoài ra, có hàng trăm hệ thống tên lửa chống tăng "Malyutka", "Fagot", khoảng 700 pháo chống tăng các cỡ nòng, khoảng 600 ZIS-2 ( pháo phòng không 57 mm) và 100 khẩu pháo tự hành SU-100 (cỡ nòng 100 mm).
Lực lượng phòng không - không quân (có 8.000 người) bao gồm ba lữ đoàn phòng không không quân, một lữ đoàn huấn luyện và chiến đấu độc lập, ba trung đoàn độc lập và một đơn vị không quân độc lập.
Không quân có khoảng 200 máy bay chiến đấu, 25 máy bay vận tải và 30 máy bay trực thăng. Lực lượng phòng không có khoảng 250 tổ hợp tên lửa phòng không và pháo – tên lửa phòng không.
Trong những năm tới, chỉ có máy bay trực thăng Mi-17 có thể duy trì khả năng hoạt động chiến đấu trong không quân Cuba, tất cả các phương tiện bay còn lại đã hoàn toàn lão hóa. Nhà nước Cuba định hướng phát triển công nghiệp quốc phòng trên cơ sở hợp tác với Nga.
Hải quân (khoảng 3.000 người) có hai căn cứ hải quân, một vùng chiến thuật hải quân, một trung đoàn lính thủy đánh bộ và 9 tiểu đoàn độc lập.
Hạm đội bao gồm 9 chiến hạm nổi, 17 xuồng phóng lôi chiến đấu và một tàu hậu cần kỹ thuật. Ngoài ra, lực lượng đặc công người nhái có một số xuồng đổ bộ kiểu Zodiac. Các lực lượng phòng thủ bờ biển được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Rubezh, sử dụng tên lửa chống hạm P-15, P-21/22.
Khoảng 70% vũ khí, trang thiết bị quân sự của quân đội Cuba buộc phải bảo niêm và lưu kho để giữ tốt, dùng bền dài hạn. Quân đội Cuba liên tục giữ gìn vũ khí và trang thiết bị quân sự tại các kho quân sự lưu trữ sẵn sàng sử dụng ngay lập tức, cùng các trang thiết bị và đạn dược đi kèm. Tất cả trang thiết bị và vũ khí được giữ trong điều kiện khí hậu môi trường tối ưu nhất - độ ẩm và nhiệt độ. Để đảm bảo vũ khí trang bị luôn sẵn sàng chiến đấu, nhà nước Cuba sẵn sàng mua các thiết bị bảo ôn hiện đại và đắt tiền, cũng như các đơn vị hậu cần kỹ thuật thường xuyên chăm sóc xe máy.
Trong tình huống hiện nay, việc nâng cao năng lực công nghiệp quốc phòng là định hưỡng chiến lược trong học thuyết quân sự của Cuba. Do Mỹ không bao giờ từ bỏ mục tiêu đánh gục đảo Tự do, việc Cuba sẽ dựa vào sự hợp tác khoa học quân sự của Nga để có thể trở thành một quốc đảo, có sức mạnh tương tự như Bắc Triều Tiên là một điều tất yếu, phù hợp với chính sách đáp trả của Moscow khi Washington quyết định rút khỏi INF. Đòn phản kích từ phía điện Kremlin thực sự đáng sợ, người dân Mỹ trong tương lai gần sẽ không còn cảm giác yên ổn nữa.
Vũ khí trang bị của lục quân và phòng không Cuba. Ảnh: twower.livejournal.
|