Old Trafford: Chiếc áo số 7 và tấm băng đội trưởng

VietTimes -- Bất cứ cầu thủ nào khi đầu quân tại sân Old Trafford đều ước mong được mặc chiếc áo số 7 và đeo chiếc băng đội trưởng MU. Ngôi sao C.Ronaldo thi đấu cho Quỷ đỏ từ 2003 và 2009 đầy ấn tượng nhưng chỉ được trao chiếc áo số 7 còn tấm băng đội trưởng thì không.
Sir Alex nhỏ nhẹ: “Cậu vẫn phải tiếp tục giữ cái băng “chết tiệt” đó đi con trai”. Ảnh MU
Sir Alex nhỏ nhẹ: “Cậu vẫn phải tiếp tục giữ cái băng “chết tiệt” đó đi con trai”. Ảnh MU

Những số 7 huyền thoại

Trong những số 7 đình đám của MU chắc chắn có tên George Best thi đấu tại sân Old Trafford từ năm 1964 đến 1972. Best có mặt trong hầu hết những trận đấu của Quỷ Đỏ và trở thành chân sút ghi nhiều bàn nhất trong 6 mùa giải liên tiếp. Năm 1968, Best lập cú đúp trong chiến thắng 4-1 của MU trước Benfica, qua đó giúp Quỷ Đỏ giành được chiếc Cúp châu Âu danh giá. 

Tháng 10 năm 1981, Bryan Robson đặt bút ký vào bản hợp đồng trị giá 1,5 triệu bảng với MU (số tiền kỷ lục lúc bấy giờ) và khoác áo số 7, mở ra một kỷ nguyên mới cho Quỷ Đỏ thành Manchester. Năm 1990, Robson giúp Sir Alex Ferguson giành cúp FA, danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp dẫn dắt Quỷ Đỏ của ông thầy người Scotland. Số 7 người Anh tỏa sáng đưa MU đến chức vô địch League Cup và Premier League, nhưng đáng nói nhất chính là UEFA Cup Winners' Cup 1991 sau khi đánh bại Barcelona tại Rotterdam.

Với tính cách nóng nảy của mình, Cantona để lại dấu ấn sâu đậm nhất với pha đá kungfu vào người CĐV Crystal Palace sau khi bị đuổi khỏi sân. Ảnh MU
Với tính cách nóng nảy của mình, Cantona để lại dấu ấn sâu đậm nhất với pha đá kungfu vào người CĐV Crystal Palace sau khi bị đuổi khỏi sân. Ảnh MU

Nhắc đến chiếc áo số 7, hiển nhiên không thể không nhắc đến “Vua Eric” ngày nào. Sau khi chuyển đến MU từ Leeds United, Cantona đã được trao áo số 7 của Bryan Robson. Chính vì thế, Robson phải chuyển sang mặc áo số 12. Ngay mùa giải thứ nhất ở MU, Cantona đã giành chức vô địch Ngoại hạng Anh, đưa tiền đạo người Pháp trở thành cầu thủ đầu tiên giành 2 chức vô địch quốc gia liên tiếp với 2 CLB khác nhau. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi khoác áo Nửa đỏ thành Manchester, Cantona đã giành 4 chức vô địch giải Ngoại hạng, 2 cúp FA, và 3 Charity Shield.

Sau khi Eric Cantona rời sân cỏ vào năm 1997, Becks đã được trao chiếc áo số 7 huyền thoại của CLB. 346 lần ra sân trong màu áo Quỷ Đỏ, Beckham đã giành được hầu hết những danh hiệu mà một cầu thủ mơ ước, bao gồm chức 6 vô địch giải Ngoại hạng, 1 chức vô địch Champions League, 2 cúp FA, 4 Community Shield, 1 Intercontinental Cup. Sau sự kiện “giày bay” với Sir Alex Ferguson, Beckham chính thức chia tay MU vào năm 2003 và chuyển đến Real Madrid với mức giá 35 triệu euro.

David Beckham bắt đầu khiến cả thế giới chú ý sau khi ghi bàn thắng táo bạo từ giữa sân vào lưới Wimbledon năm 1996. Ảnh MU
David Beckham bắt đầu khiến cả thế giới chú ý sau khi ghi bàn thắng táo bạo từ giữa sân vào lưới Wimbledon năm 1996. Ảnh MU

Toan tính của Sir Alex

Năm 2013, MU đã mua C.Ronaldo với cái giá 12,24 triệu bảng gã khổng lồ Bồ Đào Nha Sporting về để thay thế cho số 7 David Beckham. Trong 3 mùa giải từ 2006 đến 2009, Ronaldo đã ghi và kiến tạo tổng cộng 127 bàn thắng, giúp MU giành 3 chức vô địch Premier League, 1 Champions League, 1 Community Shield, 1 cúp FA, 1 FIFA Club World Cup và 2 cúp Liên đoàn. 

Ronaldo còn thống trị cả danh hiệu cá nhân, trong đó nổi bật nhất chính là danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2008 (tương đương với Quả bóng Vàng FIFA ngày nay). Ngoài ra, danh hiệu này còn đưa CR7 trở thành cầu thủ MU đầu tiên giành Quả bóng vàng kể từ thời George Best năm 1968. 

Hậu vệ phải Gary Neville là người tiếp quản chiếc băng đội trưởng MU của Roy Keane, biểu tượng thể hiện tinh thần chiến đấu và là ngọn lửa bất diệt của tinh thần Old Trafford. Khi này MU có rất nhiều ngôi sao đầy cá tính như Rooney, Tevez, Giggs, Scholes, Carrick, Ferdinand, Vidic, Evra hay van der Sar.

Những năm cuối sự nghiệp, do bị chấn thương dài hạn, Gary Neville đã lặng lẽ gặp Sir Alex chủ động đề xuất: “Tôi thấy mình chẳng còn xứng đáng để giữ vai trò thủ quân nữa. Đội bóng đã tiến tới đẳng cấp khác mà tôi không còn có thể cạnh tranh”.

Xoa đầu cậu học trò cưng, Sir Alex nhỏ nhẹ: “Cậu vẫn phải tiếp tục giữ cái băng “chết tiệt” đó đi con trai”. Ông thầy người Scotland tâm sự: “Cậu và Giggs sẽ luân phiên giữ nó. Nếu Ronaldo đeo nó, Rooney sẽ nổi điên lên, và ngược lại. Nếu Vidic đeo nó, Ferdinand cũng sẽ không cảm thấy hài lòng".

“Ông già gân” không chỉ là người nổi tiếng với bàn tay sắt mà ông còn rất tâm lý, điều này giúp cho phòng thay đồ sân Old Trafford thời Sir Alex Ferguson luôn được bình an. Ảnh MU
 “Ông già gân” không chỉ là người nổi tiếng với bàn tay sắt mà ông còn rất tâm lý, điều này giúp cho phòng thay đồ sân Old Trafford thời Sir Alex Ferguson luôn được bình an. Ảnh MU

Một quyết định mà sau này khi nghe Gary Neville chia sẻ trên Sky Sports cổ động viên MU càng khâm phục Sir Alex Ferguson. “Ông già gân” không chỉ là người nổi tiếng với bàn tay sắt mà ông còn rất tâm lý, điều này giúp cho phòng thay đồ sân Old Trafford thời Sir Alex Ferguson luôn được bình an.

Sau khi rời MU, thi đấu cho Real Madrid và Juventus, dù thi đấu rất thành công nhưng Ronaldo cũng chỉ là đội phó. Với đội hình nhiều ngôi sao đầy cá tính thì người đeo chiếc băng đội trưởng không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải có cái uy cần thiết với đồng đội. Chỉ có ở đội tuyển Bồ Đào Nha, ngôi sao xuất sắc nhất của bóng đá nước này mới đeo tấm băng đội trưởng.