Những yếu tố nên chú ý khi bảo hành smartphone

Mỗi hãng sản xuất có quy định khác nhau về bảo hành, và bạn nên lưu ý những quy định đó để đảm bảo quyền lợi của mình.
Bảo hành sản phẩm là điều không ai mong muốn. Bạn nên tìm hiểu trước quy định bảo hành để đảm bảo quyền lợi của mình.
Bảo hành sản phẩm là điều không ai mong muốn. Bạn nên tìm hiểu trước quy định bảo hành để đảm bảo quyền lợi của mình.

Trong quá trình sử dụng, việc sản phẩm gặp lỗi, hỏng là điều không người dùng nào mong muốn. Một khi đã gặp điều không may, bạn sẽ phải mang sản phẩm của mình đi bảo hành. Mỗi hãng hoặc nhà phân phối lại có các quy định khác nhau về bảo hành, do vậy bạn nên để ý những quy định đó để đảm bảo quyền lợi của mình.

Điều đầu tiên bạn cần quan tâm là thời gian bảo hành. Các sản phẩm máy tính thường có thời gian bảo hành dài từ 3- 5 năm, ví dụ bo mạch chủ, vi xử lý hoặc RAM thường là 3 năm. Một số trường hợp đặc biệt như sản phẩm SSD cao cấp có thể nhận thời gian bảo hành tới 5 năm. Sản phẩm điện thoại hoặc phụ kiện thì có thời gian bảo hành ngắn hơn, thường chỉ là 1 năm.

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý đọc kỹ các điều khoản về thời gian bảo hành của các bộ phận khác nhau trong sản phẩm. Ví dụ với một chiếc điện thoại xách tay, cửa hàng có thể bảo hành 12 tháng cho điện thoại nhưng chỉ bảo hành 1 tháng, 1 tuần hoặc thậm chí không bảo hành với các lỗi màn hình hoặc lỗi nguồn.

Phần lớn các loại điện thoại xách tay không được bảo hành màn hình, hoặc có thời gian bảo hành màn hình rất ngắn.
Phần lớn các loại điện thoại xách tay không được bảo hành màn hình, hoặc có thời gian bảo hành màn hình rất ngắn.

Trong quy định bảo hành của các hãng, cửa hàng cũng sẽ nêu rõ các trường hợp bị từ chối bảo hành. Đây thường là các trường hợp do lỗi người dùng làm va đập, rơi vỡ hoặc làm sản phẩm bị dính nước, một yếu tố tối kị đối với đồ điện tử. Đây là lý do mà các smartphone chống nước như iPhone 7 vẫn bị từ chối bảo hành nếu bị hỏng vì nước.

Đây là một trong những điểm rất quan trọng khi đi bảo hành sản phẩm. Bạn có thể sử dụng máy rất kỹ, nhưng chỉ một sơ suất nhỏ từ bản thân cũng có thể khiến sản phẩm lỗi hỏng, qua đó rơi vào diện lỗi người dùng, không được bảo hành. Cũng có một số trường hợp bên nhận bảo hành sẽ "ép" lỗi thuộc về người dùng, do vậy bạn cũng nên tự trang bị kiến thức về sản phẩm của mình để lập luận.

Sau khi đã được nhận bảo hành, mỗi sản phẩm lại có cách xử lý khác nhau. Có nơi sẽ nhận sản phẩm để sửa chữa, thay thế linh kiện bên trong. Hình thức này có thể mất thời gian từ vài giờ đến vài tuần, phụ thuộc vào độ sẵn của linh kiện và độ phức tạp của thao tác sửa chữa. Với những loại máy, thiết bị cũ và không sẵn linh kiện thay thế, thời gian chờ sẽ rất lâu.

Cách xử lý nhanh gọn hơn là đổi thay thế sản phẩm. Chỉ một số sản phẩm, thiết bị được áp dụng cách xử lý này. Có thể kể đến iPhone, chính sách của Apple chủ yếu là đổi sản phẩm, rất hạn chế sửa chữa ở các trung tâm bảo hành trong nước.Do đó người dùng iPhone phải chờ (cái này check lại).

Sản phẩm được đổi trả cũng có 2 diện. Diện hàng "trả bảo hành" là các loại máy thay thế, đổi cho người dùng. Các máy trả bảo hành không phải sản phẩm mới, quy cách đóng gói cũng không giống sản phẩm bán lẻ. Ngoài ra còn có một diện đổi trả cao cấp hơn là đổi hàng mới, nguyên hộp. Ví dụ nhà phân phối Thủy Linh (TLC) mới đây đưa ra chính sách đổi mới, không chờ sửa chữa cho các sản phẩm RAM, SSD của ADATA và Kingmax. Được áp dụng từ tháng 10, khi sản phẩm thuộc diện đủ tiêu chuẩn bảo hành, nhà phân phối sẽ đổi một sản phẩm mới hoàn toàn, nguyên hộp mà không phải chờ sửa chữa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của khách hàng.

Theo VnReview