Những tựa game hay nhất mọi thời đại trên Steam (Phần 3)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc

VietTimes –  Steam là nền tảng chơi game hàng đầu thế giới với hàng nghìn tựa game khác nhau. Tuy nhiên, đâu mới là những tựa game xứng đáng để bạn trải nghiệm? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Ở phần trước bạn đã được xem qua 6 tựa game được đánh giá rất cao trên Steam . Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm 3 game đáng chơi nhất trên nền tảng này nhé.

7. Dota 2

Giá: Miễn phí

Ảnh: Tech Radar

Ảnh: Tech Radar

Dota 2 là một tựa game MOBA đã nổi tiếng từ lâu và là một đối thủ cực lớn của tựa game đình đám không kém Liên Minh Huyền Thoại. Dota 2 được ra mắt vào ngày 13 tháng 10 nắm 2010 và sau khi trải qua 10 năm phát triển Dota 2 với nền tảng Source cùng với sự hỗ trợ của Valve cũng như cộng đồng Steam đã hoàn toàn vượt qua cái bóng của người tiền nhiệm DotA.

Với hàng trăm nghìn lượt chơi thường xuyên cùng những giải đấu quy mô nhiều triệu đô trên thế giới, Dota 2 chính là một trong những game thành công nhất đồng thời phần nào đặt những nền móng đầu tiên về làng game hiện đại trên thế giới, đưa MOBA từ một khái niệm xa lạ trở thành một “món ăn“ không thể thiếu của hàng triệu game thủ toàn cầu. Ban đầu Dota 2 cũng gặp khá nhiều khó khăn trong thời gian ra mắt. Các game thủ đã không quá mặn mà với tựa game này khi họ cho rằng đây chỉ là phiên bản không khác gì Dota. Nhà phát hành chỉ nâng cấp một chút về đồ họa và nhịp độ trận đấu còn gameplay dường như không quá khác biệt. Cũng như bao dòng MOBA khác, bạn khởi đầu với một nhân vật có kỹ năng riêng và phải phối hợp cùng người chơi khác nhằm bảo vệ căn cứ của mình và tấn công căn cứ đối phương.

Tuy nhiên, một trong những điều quan trọng nhất làm nên thành công của Dota 2 đến từ khả năng cân bằng game tuyệt vời của nhà phát hành. Trang đánh giá uy tín IGN đã cho rằng Dota 2 là trò chơi MOBA cân bằng và hoàn thiện nhất ở thời điểm hiện tại.

Gameplay chính là thứ nổi tiếng mang tính chiến thuật cao và hấp dẫn trên các dòng game MOBA. Khi bắt đầu trò chơi bạn sẽ chọn một nhận vật của mình, bạn sẽ đi ra đánh quái để lấy tiền và kinh nghiệm nhằm mua đồ và lên level. Bạn sẽ sử dụng các kỹ năng của riêng mình để giết quái được nhanh hơn hoặc gây nguy hiểm cho các tướng của đối phương. Theo thời gian nhân vật của bạn mạnh dần lên, bạn bắt đầu có khả năng tấn công vào căn cứ đối phương, phá hủy tháp canh cũng như các công trình khác.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để có thể chơi tốt Dota 2, bạn sẽ phải mất hàng trăm đến hàng nghìn giờ chơi. Tuy nhiên khác với những thể loại game FPS chiến thuật khác, với Dota 2 để chiến thắng bạn cần sự kết hợp tốt với 4 người chơi còn lại. Dota 2 là trò chơi của 5 người trong 60 phút chứ không phải là sân khấu cá nhân của một người trong khoảnh khắc. Chính sự đơn giản trong gameplay nhưng đa dạng trong chiến thuật, đòi hỏi sự ăn ý giữa các thành viên ở mức độ cao.

Thành công của Dota 2 có sự giúp đỡ không nhỏ từ nền tảng Steam với thị trường buôn bán đồ online cũng như cộng đồng Workshop khổng lồ. Valve đã nhận ra tiềm năng của thị trường này và đã khai thác nó một cách rất thành công.

Nhìn chung, Dota 2 là một trong những tựa game thành công nhất thập kỉ được phát hành trên nền tảng Steam. Với đồ họa đẹp mắt, âm thanh bắt tai, lối chơi mang tính chiến thuật cao cũng như cần sự phối hợp giữa những thành viên trong trận đấu hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn những thời gian giả trí vui vẻ và thoải mái nhất cùng bạn bè và người thân.

8. Rainbow Six: Siege

Giá: 13,99 USD

Ảnh: Tech Radar

Ảnh: Tech Radar

Nếu bạn đã quá chán với những tựa game FPS như CS:GO hay Overwatch thì Rainbow Six: Siege chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một làn gió mới. Nhiều game FPS hiện nay tập trung quá nhiều vào kĩ năng và phản xạ. Điển hình như CS:GO nhiều game thủ có khả năng headshot trong phạm vi cả trăm mét, điều này khiến bom khói trở thành một trong những thứ chiến thuật nhất của CS:GO. Tuy nhiên, với Rainbow Six: Siege thì khác kĩ năng chỉ là một điểm cộng để dẫn tới thành công của một ván đấu. Những trận đấu sẽ không còn dập khuôn như CS:GO, bạn có thể tấn công thừ mọi hướng để tiễn người chơi lên bảng điểm số theo nhiều cách đặc biệt khác nhau.

Gameplay của Rainbow Six: Siege khá mới lạ và đặc biệt. Chúng ta có hai phe là phe tấn công và phe phòng thủ. Có ba chế độ chơi là “Bomb”, “Secure Area” và “Hostage”. Hai phe thay nhau công thủ và phe nào chạm mốc ba trước là thắng. Mỗi phe năm người và chúng ta có một tá nhân vật để lựa chọn. Việc lựa chọn này làm game có tính try hard và sưu tầm cao. Tuy nhiên nhược điểm của việc này là game dễ mất cân bằng. Một số màn chơi sẽ có những nhân vật tốt hơn hẳn các nhân vật khác. Giả sử trong map Hostage thì Smoke là nhân vật không thể thiếu trong đội của bạn. Hiện này Rainbow Six Siege đã có 13 lực lượng đặc nhiệm với khoảng 36 nhân vật để lựa chọn, điều này làm Six Siege đa dạng hơn về cả chiến thuật. Mỗi nhân vật sẽ có những kĩ năng, vũ khí để phục vụ cho nhiều vai trò và chiến thuật khác nhau trong từng trận đấu.

Như đã nói ở trên, với Rainbow Six Siege kẻ thù có thể xuất hiện ở bất kì đâu. Trên đầu, dưới chân thậm chí họ còn có thể ló ra từ bức tường ngay bên cạnh bạn. Điều đó khiến những lối chơi, cách di chuyển trong Rainbow Six Siege mang tính quyết định trận đấu. Hơn nữa, nhà phát hành còn rất chú trọng trong khâu thiết kế từng màn chơi để nó được kết hợp tốt nhất với lối chơi đa dạng của Rainbow Six Siege. Không những xuất sắc với thiết kế kiến trúc và mỹ thuật, mà còn rất tài tình trong cấu trúc chiến thuật của tất cả các màn chơi. Từ việc phải luồn lách trong những khoang chật hẹp của máy bay để giải cứu con tin, cho tới vây quanh một cửa tiệm bán hàng Giáng Sinh đậm chất Tây Âu, tất cả đều mang trong mình những đặc trưng rất riêng biệt và thú vị.

Dẫu vậy khá đáng tiếc khi Rainbow Six Siege vẫn còn tồn đọng một số điểm trừ không đáng có. Hệ thống mạng của tựa game này bị cho là “thảm họa” khi lâu lâu một thành viên trong nhóm 5 người chơi với nhau sẽ bị rớt ra khỏi phòng, hoặc tệ hơn là mất kết nối giữa trận. Khó chịu hơn nữa khi bạn bị cấm chơi vì bị mất mạng và tự động thoát giữa trận đấu mặc dù đây là lỗi hệ thống của game. Hơn nữa Rainbow Six Siege là một game đấu đội lại không có hệ thống quản lý bạn bè, người chơi và đội, thậm chí còn không có cả hệ thống kênh nói chuyện. Thêm nữa, hiện tượng sử dụng hack cũng là một vấn đề nghiêm trọng trong tựa game này.

Dẫu vậy, Rainbow Six Siege với lối chơi đa dạng, chiến thuật cao sẽ rất xứng đáng cho bạn trải nghiệm.

9. Horizon: Zero Dawn

Giá: 16,99 USD

Ảnh: Gaming Blot

Ảnh: Gaming Blot

Tuy nhiên, trước khi ra mắt tựa game này đã bị nhận không ít hoài nghi từ người chơi khi họ cho rằng Guerrilla Games chưa đủ tầm để tạo nên một thương hiệu mới đình đám, rằng hãng khó thoát khỏi “cái bóng” quá lớn của Killzone. Tuy nhiên, không để những suy nghĩ hoài nghi đó được kéo dài thêm ngay ngày ra mắt tựa game đã nhận được những điểm số cao ngất từ rất nhiều trang game từ nước ngoài. Vậy điều gì đã đem đến thành công vang dội nằm ngoài sự mong đợi của Horizon: Zero Dawn?

Được giới thiệu lần đầu tiên tại E3 2015 với một đoạn trailer cực kì hoành tráng, Horizon Zero Dawn, sản phẩm mới toanh của Guerilla Games (được biết đến qua dòng game Killzone) đã khiến cho người xem phải choáng ngợp bởi hình ảnh tuyệt đẹp trong một thế giới mở rộng lớn, sống động và cực kì chi tiết.

Trước hết phải nói về bối cảnh. Horizon: Zero Dawn đưa người chơi vào cuộc sống ở trái đất khi hậu tận thế. Lúc này, con người sống thành những bộ lạc nguyên tủy với những máy móc thiết bị tận tiến. Họ phải chống lại sự thống trị của các robot xấu xa của cụ tổ để lại. Horizon: Zero Dawn không đưa người chơi vào vai một chiến binh cơ bắp kiểu Kratos trong God of War mà ngược lại game sẽ cho bạn được hóa thân thành Aloy - một cô gái có nhan sắc không nổi bật nhưng được biết đến với sự thông minh quả cảm cùng cá tính mạnh mẽ.

Horizon: Zero Dawn còn đem đến cho các bạn một thế giới mở đầy chi tiết được bố trí một cách rất thông minh. Hệ thống nhiệm vụ (quest) trong game cực kì đa dạng cả chính lẫn phụ, từ những quest mang tính tập luyện như tìm nguyên liệu chế tạo bẫy, thử nghiệm vũ khí đến tìm kiếm những người thất lạc trong bộ tộc hay chống chọi trước sự tấn công của bầy Machine hung hãn.

Nhắc đến Horizon: Zero Dawn thì không thể không nhắc tới gameplay cuốn hút của tựa game này. Để hỗ trợ Aloy trong việc hạ gục các Machine, bạn được trang bị 2 vũ khí chính là giáo và cung. Với cung, game mang đến cho bạn nhiều loại đặc biệt như Ropecaster, bắn dây thừng kéo ghì mục tiêu xuống đất, đặc biệt hiệu quả với những Machine lớn, đốt cháy chúng với Blash Sling hay đóng băng đối thủ với Carja Sling… Giáo là vũ khí cận chiến giúp bạn lén lút hạ gục mục tiêu với những cú đâm chí mạng, dĩ nhiên, nếu để chúng phát hiện ra bạn thì hậu quả thật khó lường. Nếu bạn phải đối đầu với Boss thì không dừng lại ở đó, bạn phải căng mắt để cố gắng tìm ra điểm yếu của chúng rồi từ đó tấn công.

Dẫu vậy, game vẫn còn tồn đọng một số điểm trừ bị người dùng phàn nàn đến từ những nhiệm vụ của tựa game. Được đánh giá cao ở mặt nội dung, tuy nhiên độ khó của từng nhiệm vụ thì ngược lại. AI của các con Robot trong tựa game có lẽ không quá thông minh khi bạn rất dễ dàng có thể dụ nó vào bẫy.

Nhìn chung với những ưu điểm từ hình ảnh âm thanh đến côt truyện mà nó đem lại thì Horizon Zero Dawn vẫn đem đến cho bạn những khoảng thời gian giải trí rất thoải mái và nhẹ nhàng.

Dịch tổng hợp từ: Tech Radar, Digital Trends, Android Authority, Essentially Sports. Gaming Bolt