Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (Ảnh: Minh Thúy) |
Trao quyền lựa chọn cho người dân
Trao đổi với PV VietTimes, ông Sơn cho hay: Hiện, Bộ Y tế đã ban hành 2 danh mục cách ly, gồm cách ly tập trung và cách ly tự nguyện. Tất cả người dân đều có quyền lựa chọn cách ly tập trung hay cách ly tự nguyện, tùy thuộc vào khả năng chi trả của người đó.
Được biết, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19. Đối tượng cách ly tập trung là người đi về, hoặc từng qua vùng có dịch COVID-19 của quốc gia, vùng lãnh thổ đó; người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 trong trường hợp vượt khả năng tiếp nhận của cơ sở y tế; các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Các địa điểm thiết lập cơ sở cách ly tập trung gồm: Doanh trại quân đội, công an; khu ký túc xá của trường học; khu nhà ở của nhà máy, xí nghiệp; khu chung cư mới chưa đưa vào sử dụng; khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng; trường học; cơ sở y tế tuyến xã; các khu vực khác có thể sử dụng làm cơ sở cách ly.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân muốn chuyển từ cơ sở cách ly y tế tập trung sang cách ly tại khách sạn cùng địa bàn, tự nguyện chi trả phí lưu trú, các dịch vụ của khách sạn và người phải cách ly y tế tập trung ở cửa khẩu, muốn cách ly ở khách sạn, tự chi trả chi phí, Bộ Y tế đã có hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng, chống dịch COVID-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả.
Khu vực cách ly bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Minh Thúy)
|
Về vấn đề xét nghiệm COVID-19 khi cách ly, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 trong quá trình cách ly. Người nhập cảnh phải có giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 trong 3 ngày. Đến khi xuống máy bay, người này sẽ được lấy mẫu xét nghiệm Realtime-PCR, đưa về khu vực cách ly. Người nhập cảnh vào Việt Nam phải nghiêm túc thực hiện quy định cách ly.
“Nếu người nhập cảnh có kết quả xét nghiệm dương tính, thì các đơn vị sẽ phối hợp xử lý người bệnh mắc COIVD-19 theo quy trình. Khi có kết quả xét nghiệm âm tính, người nhập cảnh sẽ được cách ly thêm 7 ngày, được xét nghiệm COVID-19 lần thứ 2. Sau khi xét nghiệm xong sẽ được đưa về cách ly tại nơi lưu trú hoặc đơn vị sản xuất tùy thuộc vào hướng dẫn của Cục Y tế Dự phòng.” – ông Sơn nói.
Thông tin về quy trình lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại sân bay, ông Sơn chia sẻ: Hiện có 2 phương pháp lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở sân bay gồm: Lấy mẫu ngay tại sân bay (đưa người nhập cảnh về nơi cách ly, gửi kết quả về); đưa người nhập cảnh về nơi cách ly rồi mới lấy mẫu xét nghiệm.
Ngoài ra, ông Sơn nhấn mạnh: Với những địa phương chưa thực hiện đúng quy định cách ly trong tình hình dịch COVID-19 mới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Cục Y tế Dự phòng để có văn bản nhắc nhở, đôn đốc.
Tăng cường kiểm dịch y tế ở cửa khẩu
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng vừa ký Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có các cửa khẩu.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu. các đơn vị y tế dự phòng phải thực hiện nghiêm việc kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu. Tất cả người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế; khuyến cáo mạnh mẽ việc cài đặt ứng dụng Bluezone phục vụ truy vết nhanh; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức phân loại các trường hợp phải cách ly phù hợp ngay tại cửa khẩu; theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe của người theo định quy nhập cảnh hằng ngày trong thời gian cách ly, giám sát y tế.
Từ đó, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng; khoanh vùng, cách ly kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng.
Nhân viên y tế phun khử khuẩn phòng, chống COVID-19 (Ảnh: Minh Thúy)
|
Cùng với đó, các đơn vị cần triển khai kế hoạch xét nghiệm theo các giai đoạn của dịch bệnh, nhóm đối tượng ưu tiên; xác định phương án gộp mẫu xét nghiệm phù hợp, điều chuyể mẫu cho các đơn vị khác để giám sát, phát hiện, cách ly, điều trị kịp thời và đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm, an toàn sinh học, tiết kiệm nguồn lực.
Ngoài ra, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị nâng cao năng lực của các đội phản ứng nhanh đáp ứng dịch, để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến duới khi cần thiết; tổ chức diễn tập, tập huấn về giám sát phòng, chống dịch COVID-19 cho cán bộ y tế về công tác báo cáo, giám sát, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu và xét nghiệm.
Đối với các Viện nghiên cứu, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu rà soát, tham mưu biện pháp chuyên môn kỹ thuật về giám sát, đáp ứng chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch và tiến bộ kỹ thuật của các nước trên thế giới; hướng dẫn, giám sát các địa phương thực hiện các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật theo quy định; tiếp tục hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong việc xây dựng, đánh giá, công nhận năng lực xét nghiệm khẳng định, tăng nhanh công suất xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 khi cần thiết; đề xuất sử dụng sinh phẩm theo từng tình huống dịch và đánh giá hiệu quả gộp mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Ngoài ra, các Viện nghiên cứu cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng bệnh COVID-19, các phương pháp xét nghiệm mới để sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh; tập trung hợp tác quốc tế với các quốc gia đã có kết quả thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19.
Tròn 1 tháng Việt Nam không có ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng Theo Bộ Y tế, tính đến 6h ngày 2/10, cả nước có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca. Từ 18h ngày 01/10 đến 6h ngày 2/10, không có ca mắc mới. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 5.013 người, trong đó: - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 271 người - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 9.967 người - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 4.775 người Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 1 ca; lần 2 là 2 ca; lần 3 là 5 ca; 35 ca tử vong; 1.018 ca khỏi bệnh. |