Nga quyết không “sập bẫy” Mỹ vụ bắn hạ Su-24

Đây là phản ứng của một số những người dân tộc chủ nghĩa cực đoan: “Chúng ta  vừa bị sỉ nhục và chúng ta phải đáp trả”. “Nước Nga của Putin bị sỉ nhục. Trong tình huống tương tự, Liên bang Xô viết sẽ tuyên chiến và hủy diệt Thổ Nhĩ Kỳ”.
Su-24 Nga bốc cháy khi trúng tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ
Su-24 Nga bốc cháy khi trúng tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 24/11/2015, một chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay Su-24 của chúng ta đang làm nhiệm vụ tại Syria. Một cấp độ khiêu khích quá rõ ràng như vậy chưa từng xảy ra suốt một thời gian dài và đã gây nên sự tức giận tại Nga.

Đây là phản ứng của một số những người dân tộc chủ nghĩa cực đoan: “Chúng ta  vừa bị sỉ nhục và chúng ta phải đáp trả”. “Nước Nga của Putin bị sỉ nhục. Trong tình huống tương tự, Liên bang Xô viết sẽ tuyên chiến và hủy diệt Thổ Nhĩ Kỳ”.

Tuy nhiên trước khi chúng ta biết rõ việc đó có đúng hay không, hãy tự hỏi Thổ Nhĩ Kỳ được lợi gì từ chuyện này? Câu trả lời là không. Trên thực tế, quyết định này rất có thể không phải do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, mặc dù những kẻ quyết định vụ này muốn một sự đáp trả tương xứng.

Đây là thời điểm nhà lãnh đạo Nga thể hiện bản lĩnh và sự bình tĩnh, khôn ngoan
Đây là thời điểm nhà lãnh đạo Nga thể hiện bản lĩnh và sự bình tĩnh, khôn ngoan

Cả những người cấp tiến và những đồng bào có tính dân tộc mạnh mẽ phải thừa nhận rằng Liên Xô đã trở thành một siêu cường như hệ quả của Thế chiến thứ hai. Dạng khiêu khích này Liên Xô đã từng nếm trải hay chưa và nếu vậy thì các nhà lãnh đạo phản ứng ra sao?

Câu trả lời là đã từng trải qua và không phản ứng một cách cảm tính. Đây là một ví dụ vào ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Triều Tiên:

“Vào giữa trưa ngày 27/7, một máy bay vận tải Liên Xô chở phi hành đoàn gồm 21 người gồm 3 sĩ quan quân y bay từ cảng Arthur qua lãnh thổ Hàn Quốc. Một máy bay vận tải không vũ trang sơn cờ hiệu Liên Xô bay trên không phận thành phố Jilin của Trung Quốc, cách biên giới Triều Tiên-Trung Quốc 300km đã bị 4 chiến đấu cơ Mỹ do đại úy Ralph S. Parr chỉ huy bay ở khoảng cách gần. Parr rõ ràng nhìn thấy cờ hiệu Liên Xô trên máy bay nhưng vẫn bắn hạ nó, giết chết tất cả mọi người trên khoang, như đồng đội của ông ta là sĩ quan Edwin Skaffi đã xác nhận.

Đó là những sự cố xảy ra trong chiến tranh Triều Tiên. Một cuộc tấn công quân sự trực tiếp trên không phận Liên Xô được ghi nhận vào ngày 8/10/1950:

Vào lúc 16h 17 giờ địa phương, hai máy bay đột ngột xuất hiện trên bầu trời Sukhaya Rechka, một sân bay không quân tại huyện Khasan thuộc lãnh thổ Primorye Territory, cách biên giới Triều Tiên 100 km. Chúng lượn trên sân bay, rồi quay lại và khai hỏa. 6 máy bay của Liên Xô bị hư hỏng, một bị phá hủy. Các tài liệu không báo cáo có ai bị giết hoặc bị thương hay không, nhưng không trong vụ nào, các phi công Liên Xô truy đuổi chúng.

Liên Xô chủ yếu đáp trả các hành động khiêu khích quân sự bằng cách phản đối tại Liên hợp quốc. Tôi ngạc nhiên rằng những người dân tộc chủ nghĩa và cấp tiến nghĩ về thực tế rằng đã không có đòn tấn công trả đũa nào vào lãnh thổ Mỹ. Phải chăng Stalin đã bị quét sạch và không đáp trả tương xứng?

Liệu Liên Xô có cơ hội đáp trả như những người dân tộc chủ nghĩa cấp tiến mong muốn. Có đấy. Lực lượng hùng mạnh của quân đội Xô viết hiện diện tại Đông Âu và quân đội Liên Xô có mặt tại Trung Quốc. Stalin có thể điều quân tới Triều Tiên hoặc châu Âu. Nhưng ông đã không làm việc đó.

Sự tham gia của Liên bang Xô viết vào chiến tranh Triều Tiên chỉ giới hạn ở hỗ trợ không quân, huấn luyện và cung cấp trang thiết bị và đạn dược.  Các nhà lãnh đạo biết rằng Mỹ muốn kéo Liên Xô vào một cuộc xung đột mà một đất nước vừa kiệt sức sau cuộc chiến với Hitler không thể thoát ra như người chiến thắng.

Hiện nay họ muốn điều tương tự bằng cách thúc đẩy những hành động liều lĩnh. Nhưng chúng ta không cho họ cơ hội đó. Chúng ta chỉ cần phong tỏa dòng người Nga di du lịch sang Thổ Nhĩ Kỳ, hải quan không chấp nhận hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ, còn lực lượng không quân Nga tấn công các đoàn xe tiếp tế cho những kẻ khủng bố từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria và không kích những đoàn xe tải chở dầu lậu.

Tuy nhiên, đó không phải khởi đầu một cuộc chiến tổng lực. Không, thưa các “đối tác” phương Tây thân mến, các ngài muốn một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga. Chúng ta cần nhớ lịch sử của chúng ta.

*Bài viết đăng trên trang của chính khách kiêm nhà sử học Nikolai Starikov, lãnh đạo đảng Tổ quốc Vĩ đại Nga.

Theo QPAN