Nga khiến Mỹ-NATO choáng, biến hàng trăm tỷ USD vũ khí Mỹ thành đồ bỏ
VietTimes -- Nhiều người Mỹ theo trường phái diều hâu muốn tin rằng những loại vũ khí mới mà ông Putin giới thiệu chỉ có trên giấy tờ và là trò lừa gạt. Nhưng những người thực tế hơn thì e ngại nếu có một cuộc chiến xảy ra thì tàu sân bay - biểu tượng quyền lực của nước Mỹ sẽ bị đánh chìm cùng với hàng ngàn binh sĩ.
(tiếp theo kỳ trước)
Rõ ràng những thường dân phải chịu đau khổ trong cuộc chiến Syria. Nhưng có một cách để chấm dứt những đau khổ của họ. Các nhóm nổi dậy có thể bỏ vũ khí xuống và tham gia tiến trình chính trị giống như mọi người khác. Có rất nhiều người Mỹ không hài lòng với tổng thống Donald Trump nhưng họ không bán Washington DC. Họ hy vọng sẽ có kết quả tốt hơn và khác biệt trong những kỳ bầu cử tới. Ví dụ như vậy cũng có thể được các nhóm phiến quân sử dụng và những thường dân sẽ không phải tiếp tục chịu đau khổ.
Nếu đó là đòi hỏi quá cao thì họ có thể để thường dân rời đi rồi chiến đấu cho đến cùng. Nhưng không, họ không cho thường dân rời đi. Thay vào đó, phe thánh chiến tạo nên những báo cáo về các thường dân bị sát hại và đợi cho Mỹ và phương Tây cứu họ.
Phiến quân Hồi giáo tại Syria do các nhân viên tình báo Mỹ và Anh huấn luyện, chỉ huy.
Có một khía cạnh khác của vấn đề. Các nhóm thánh chiến tại đông Ghouta được huấn luyện và chỉ đạo bởi các nhân viên tình báo Anh và Mỹ. Các nhóm này đang bị Nga tấn công. Có thể đây là hành động trả đũa của Nga cho vụ đánh bom tại những khu vực dầu mỏ gần Deir Ezzor nơi nhà thầu quân sự tư nhân Wagner bị tấn công và chịu nhiều thiệt hại. Thierry Meyssan một nhà báo nổi tiếng người Pháp thường trú tại Damascus thông tin rằng quân đội Nga cũng tham gia trận đánh tại đông Ghouta. Có thể người Mỹ và người Nga đã đối đầu trực tiếp với nhau nhưng cả 2 phe đều không muốn thừa nhận thiệt hại của mình.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson là người đầu tiên "nghiêm túc cân nhắc" không kích Syria. Ông Johnson muốn lặp lại sự kiện tại Libya ("chúng tôi đến, chúng tôi nhìn và ông ấy chết") và hiện tại hăm hở đánh bom bất cứ ai. Tuy nhiên, nghị viện của ông đã không cho phép ông làm vậy.
Quả bóng đã được người Mỹ giành. Bloomberg đưa tin: "Đây là thời điểm cho một lằn ranh đỏ khác, một lằn ranh mà người Mỹ không thể lùi nữa. Tổng thống Trump cần nói với Assad và những người Nga đang chống lưng cho ông ta rằng bất cứ bằng chứng của việc sử dụng vũ khí hóa học nào bao gồm cả khí clo sẽ gặp phải sự trả đũa lớn hơn cả sự việc đã xảy ra vào hồi tháng 4.2017".
Ông Donald Trump vẫn quyết định phóng tên lửa vào căn cứ không quân của Syria bất chấp thông tin tình báo cho biết không có vụ tấn công bằng chất độc thần kinh sarin.
Đây là một trong những lý do khiến ông Trump tấn công căn cứ không quân Shayrat của Syria để "cảnh cáo" vụ tấn công bằng chất độc thần kinh Sarin tại Khen Sheikhoun. Những hồ nghi về vụ "tấn công bằng khí sarin" đã nổi lên và trang Unz đã ngay lập tức xuất bản câu chuyện. Vào tháng 6.2017, Seymour Hersh đã phơi bày toàn bộ câu chuyện về vụ tấn công Shayrat: "Không có vụ "tấn công bằng khí sarin", tổng thống Trump đã được các nhân viên tình báo khuyên bỏ qua sự việc này. Nhưng ông vẫn khăng khăng tấn công nhưng cảnh báo người Nga trước. Vì thế không có thương vong với Nga hay Syria. Mỹ chỉ gây ra tổn thất nhỏ nhưng tiêu tốn 100 triệu USD tiền thuế của người Mỹ. Truyền thông Mỹ thì hồ hởi chúc mừng ông Trump vì hình mẫu hành động của ngài tổng thống".
Tạp chí America Conservative, đảng Cộng hòa và những trang web ủng hộ tổng thống Trump đã chống lại kế hoạch đánh bom Syria: "Ông Trump không có quyền ra lệnh tấn công vào quân Syria năm ngoái và tới nay ông ấy cũng không có nó. Cũng không có chỉ thị quốc tế nào cho quân đội Mỹ có mặt tại Syria, cũng không có lệnh cho quân đội hành động chống lại chính phủ Syria hay đồng minh của họ. Nếu ông Trump ra lệnh thêm một cuộc tấn công trái phép, Mỹ sẽ dính vào nhiều hành động chiến tranh chống lại một chính phủ không đeo dọa tới chúng ta, không làm gì chúng ta hay các đồng minh và đang chiến đấu trong vùng biên giới được quốc tế công nhận của họ".
Nhưng những tiếng nói ủng hộ việc tấn công và trừng phạt những người Nga và Syria mạnh hơn. Ngày 5.3, trên Washington Post có bài báo "Nhà Trắng cân nhắc những hành động quân sự mới chống lại chế độ Syria". Tờ báo đã đưa ra những chi tiết như ai thúc đẩy cuộc tấn công (cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster) và ai phản đối (Bộ trưởng quốc phòng James Mattis) và "các quan chức khác chủ yếu tại Nhà trắng và Bộ Ngoại giao có vẻ cởi mở hơn trong việc có những hành động mới để chống lại Assad".
Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga đầu độc một cựu điệp viên tình báo và trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.
Những điều trên chính là cơ sở cho bài phát biểu của ông Putin hôm 1.3. Tổng thống Nga đã giới thiệu những loại tên lửa tối tân mới không thể đánh chặn và có thể biến tàu sân bay (biểu tượng hùng mạnh nhất của quyền lực Mỹ) trở thành mục tiêu dễ hạ. Nga có thể sẽ đánh chìm chúng trong trường hợp có một cuộc tấn công vào Nga và đồng minh của mình, ông Putin bóng gió nói.
"Đồng minh" chính là từ khóa trong thông điệp. Mối đe dọa với đồng minh Nga tại Syria. Ông Putin đã cảnh báo người Mỹ rằng cuộc không kích của Mỹ vào Syria có thể bị đáp trả bằng cách tấn công vào cụm tàu sân bay Mỹ trong khu vực. Nếu các ông đánh bom Damascus chúng tôi sẽ nhận chìm cụm tàu sân bay của các ông tại Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư xuống sâu trong lòng biển. Chúng tôi cũng có thể đốt các căn cứ không quân trong khu vực của các ông thành tro.
Mối nguy tăng cao đã khiến cuộc chơi thay đổi. Ai mà biết được Nga sẽ đáp trả thế nào với các hành động của Mỹ và các đồng minh phương Tây? Những người theo trường phái diều hâu ưa chiến tranh nói rằng Nga chỉ nói, tất cả đều là lừa gạt. Những người thực tế thì nói rằng Mỹ có thể bị làm bẽ mặt và thiệt hại nặng nề với các cụm tàu sân bay cùng hàng ngàn sinh mạng trên biển. Tổng thống Mỹ thì đã thích thú với cuộc tấn công lần trước vào Syria với hàng chục tên lửa Tomahawk trước khi quay lại bên chiếc bánh sô cô la. Nếu cuộc tấn công thực hiện lại và bị đáp trả bằng các cuộc tấn công vào cụm tàu sân bay, kịch bản Trân Châu Cảng sẽ lặp lại.
Nhiều thông tin cho rằng Nga tiếp tục tấn công tại đông Ghouta để trả đũa cho việc Mỹ đánh bom lính đánh thuê của Nga tại Deir Ezzor.
Cho dù điều này sẽ không dẫn đến những vụ tấn công hạt nhân lớn vào đất Mỹ hay Nga và hủy diệt thế giới thì nó cũng mang tới một cái giá phải trả rất cao. Người Nga có thế tấn công bằng loại tên lửa họ đã giới thiệu trước Quốc hội Liên bang Nga.
Có vẻ, tổng thống Trump đã bàn bạc việc này với Thủ tướng Anh Theresa May. Người Anh có nhiều lý do để thúc đẩy chiến tranh với Nga. Hiện tại, họ đang cố gắng hết sức để ngăn mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và Nga. Câu chuyện khác thường về vụ đầu độc một cựu điệp viên bằng chất độc thần kinh là một trong những nỗ lực như vậy. Và đã có những dòng twitt trêu đùa của đại sứ quán Nga tại Anh: "Trong những tờ báo ngày hôm nay: các học giả kêu gọi bà Theresa May phá hủy mối quan hệ đang tan băng giữa Nga và Mỹ. Không có sự tin tưởng với người bạn và đồng minh tốt nhất của Anh?"
Hiện tại, "trò chơi" hạt nhân ngày càng trở nên khó lường. Liệu người Nga sẽ đi tới đâu? Họ sẽ chơi tiếp hay sẽ bỏ bài. Đây là một câu hỏi chưa có câu trả lời và chỉ có lịch sử mới có thể trả lời nó.
Trong khi đó, bằng cách giữ cho tình hình thôi căng tại Trung Đông và ở những nơi khác, trò chơi của ông Putin đã thành công. Tên lửa Mỹ nằm yên tại nơi phóng thì tên lửa của Nga cũng vậy. Những cuộc tấn công của Nga và Syria tại đông Ghouta tiếp tục không ngừng trong khi các chiến dịch mặt đất của Mỹ tại Syria lâm vào thế bế tắc vì người Kurd còn đang bận chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể Mỹ sẽ qua được cuộc đối đầu như những sự kiện năm 2011.