Các cuộc tập trận giả định nói trên có giá trị rất lớn trong việc thể hiện thực tế chiến thuật và tác chiến, cung cấp tư duy chiến lược rộng lớn hơn. Trong trường hợp này, những thông tin do cuộc tập trân giả định đưa ra che mờ hơn về mối quan hệ Nga-NATO hơn những gì đã tiết lộ. Tóm lại, cam kết răn đe của NATO chưa bao giờ xem xét một cam kết đánh bại các lực lượng Xô viết/Nga trên biên giới NATO.
Thay vào đó, NATO ủng hộ cam kết chính trị với mối đe dọa nhằm mở rộng bất cứ cuộc xung đột nào vượt qua cuộc chiến những người Xô viết muốn chiến đấu. Ngày nay cũng như thời điểm năm 1949, NATO lại đưa ra răn đe thông qua cam kết leo thang.
Kể từ khi thành lập NATO cho tới những năm 1970, các nhà lập kế hoạch quân sự phương Tây đã nhận định khối Hiệp ước Warsaw (của phe XHCN do Liên Xô đứng đầu) sẽ dễ dàng giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh quy ước tại châu Âu.
Các kế hoạch chiến tranh thông thường được các cường quốc chủ chốt trong NATO hầu hết thường cho rằng cố gắng phòng thủ tại eo biển Anh trước bước tiến của xe tăng Hồng quân. NATO kỳ vọng sử dụng các vũ khí hạt nhân chiến thuật để làm chậm đà tiến của Liên Xô, một hành động không tránh khỏi sẽ khiến Liên Xô đáp trả (Liên Xô cũng đã chuẩn bị cho kế hoạch này).
Niềm tin rằng NATO sẽ thất bại trong một cuộc chiến quy ước hoàn toàn không mâu thuẫn gì với quan niệm NATO có thể đóng một vai trò giá trị trong một cuộc chiến răn đe. NATO chắc chắn có thể tạo ra nhiều thứ khó khăn hơn cho Liên Xô. Lực lượng NATO gồm số lượng áp đảo binh sĩ Mỹ-Anh-Đức sẽ buộc trả giá đắt hơn việc đánh bại một mình quân đội Tây Đức.
Tuy nhiên, bằng việc phát động mở rộng chiến tranh, NATO có thể khiến Liên Xô trả giá tại các khu vực khác trên thế giới. Lực lượng NATO có ưu thế áp đảo trên biển và không quân tầm xa sẽ cho thấy sức tàn phá đối với các lợi ích của Liên Xô bên ngoài lục địa Âu-Á, thậm chí nếu Liên Xô thắng thể ở mặt trận trung tâm.
Quan trọng nhất là, nguy cơ do Pháp, Anh và Mỹ sẽ phát động các đòn tấn công hạt nhân chiến lược vào Liên Xô nhằm đáp trả một cuộc tấn công quy ước thắng lợi đã khiến Moscow do dự. Thậm chí, kể cả tổng thống Mỹ từ chối đánh đổi Berlin và New York, Liên Xô sẽ phải lo lắng về khả năng răn đe hạt nhân của các nước NATO còn lại.
Kỳ vọng NATO có thể đánh bại Khối Hiệp ước Warsaw trên chiến trường chỉ xuất hiện sau cuộc chiến Yom Kippur. Trong cuộc xung đột này, các loại vũ khí dẫn dường chính xác quy ước đã chứng minh sức mạnh cả ở cao nguyên Golan và bán đảo Sinai, khiến các nhà hoạch địn quân sự Mỹ bắt đầu tin rằng họ có thể chặn đứng một cuộc tấn công của Liên Xô.
Sau năm 1982, chiến lược chiến tranh đất-biển (chiến lược hiện nay Mỹ dùng để đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc là chiến tranh không-biển) được áp dụng trở lại trên chiến trường, trong bối cảnh các tư lệnh Mỹ ngày càng tự tin về khả năng đánh bại Hồng quân Liên Xô. Sự phối hợp tác chiến giữa bộ binh và không quân sẽ cho phép tấn công suốt dọc chiều sâu các vị trí của Liên Xô, biến lực lượng Hồng quân khét tiếng (và các đồng minh Đông Âu) thành một mớ hỗn độn.
Đồng thời, lực lượng hải quân Mỹ đã chuẩn bị kế hoạch tấn công trực tiếp vào các khu vực thuộc quỹ đạo Liên Xô với các đòn không kích và tấn công đổ bộ, cũng như đánh vào các căn cứ hạm đội Xô viết. Không có yếu tố nào trong kế hoạch này phụ thuộc vào việc bảo vệ bất cứ phần lãnh thổ NATO nào. Các nhà hoạch định chấp nhận rằng Liên Xô có thể giành ít nhất một số thắng lợi ban đầu trong bất cứ một kịch bản chiến tranh khả dĩ nào.
Trong bối cảnh đó, thông tin Nga có thể thắng trong một cuộc xung đột thông thường mang tính khu vực chống các nước nhỏ trong NATO trở nên ít đáng báo động hơn sự hổ thẹn ban đầu. Từ những năm 1990, Nga đã luôn có khả năng uy hiếm NATO với các lực lượng quy ước. Do đó, NATO thậm chí đã không bắt đầu lập kế hoạch cho việc phòng thủ thông thường tại các nước Baltic cho tới khi các nước này gia nhập, tin vào tính công bằng tin cậy của NATO, đặc biệt là khả năng trả đũa nhằm vào các lợi ích của Liên Xô tại châu Âu, sẽ chứng minh sự răn đe hiệu quả.
Cuộc tập trận giả định của RAND gợi ý rằng Nga có thể chiếm Baltic, thậm chí giữ một thời gian. Tuy nhiên, Moscow sẽ bắt đầu phải trả giá rất sớm trong bất kỳ cuộc xung đột nào, khi các lực lượng NATO tấn công Kaliningrad, Transnistria và các vị trí khác của Nga. Hải quân Nga sẽ phải hứng chịu đòn tấn công dữ dội của các tàu ngầm và máy bay NATO.
Các đòn tấn công tầm xa sẽ làm suy yếu lực lượng không quân và hệ thống phòng không Nga. Tóm lại, Nga có thể chiếm khu vực Baltic, nhưng chỉ với một cái giá đắt. Đây là chiến lược NATO đã thực thi răn đe ra sao vào năm 1949 và NATO răn đe thế nào ngày nay.
* Lược dịch bài viết trên National Interest của chuyên gia Robert Farley, một chiến lược gia quân sự và là giảng viên Trường Ngoại giao và Thương mại quốc tế thuộc Đại học Kentucky (Mỹ).