Cột mốc quan trọng này đạt được trước 3 năm so với những dự đoán trước đó, tăng 20% so với tổng giá trị hàng hóa (GMV) 161 tỉ USD năm 2021. Bản báo cáo trước đó năm 2016 ước tính nền kinh tế internet ở 6 quốc gia lớn trong khu vực sẽ đạt doanh thu GMV trên 200 tỉ USD vào năm 2025.
6 nền kinh tế lớn được đề cập trong báo cáo là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Báo cáo không đề cập đến các nền kinh tế kỹ thuật số của Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor và Papua New Guinea.
Báo cáo công bố ngày 27/10 cho biết: “Sau nhiều năm tăng tốc, tốc độ tăng trưởng ứng dụng kỹ thuật số đang dần được bình thường hóa”.
Đông Nam Á tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng về số lượng người dùng Internet, thêm 20 triệu người dùng mới vào năm 2022, nâng tổng số người dùng đến 460 triệu người. Nhưng tốc độ tăng trưởng người dùng đang bắt đầu chậm lại, đạt 4% vào năm 2022 so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức tăng 10% vào năm 2021 và 11% vào năm 2020, đỉnh điểm của đại dịch coronavirus.
Các nền tảng thương mại điện tử tăng trưởng
Thương mại điện tử tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế số trong khu vực dù hoạt động mua sắm trực tiếp ngoại tuyến đang được khôi phục nhanh chóng, những biện pháp cách ly sau đại dịch được dỡ bỏ. GMV trong lĩnh vực thương mại điện tử tăng 16%, đạt 131 tỉ USD vào năm 2022.
Bản báo cáo dự đoán, 3 năm tới có thể sẽ chứng kiến sự chậm lại của thương mại điện tử, dự báo tăng trưởng trong lĩnh vực này sẽ đạt mức tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 17% từ năm 2022 đến năm 2025. Thương mại điện tử tiếp tục tăng tốc, giao hàng thực phẩm và phương tiện truyền thông trực tuyến đang quay trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch trong bối cảnh phục hồi đi lại mua sắm và vận chuyển đạt mức trước COVID sẽ cần nhiều thời gian, một số phương pháp kinh doanh số trong đại dịch sẽ tiếp tục duy trì”.
Một động lực tăng trưởng khác là các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, bao gồm thanh toán, chuyển tiền, cho vay, đầu tư và bảo hiểm đã có mức tăng trưởng lành mạnh từ năm 2021 đến năm 2022 do các hoạt động đã thay đổi từ ngoại tuyến sang trực tuyến sau đại dịch.
Trong số những dịch vụ tài chính này, bảo hiểm ghi nhận mức cao nhất, tăng 31% theo năm, dịch vụ vay kỹ thuật số tăng 25% theo năm.
Bà Stephanie Davis và Fock Wai Hoong trả lời phỏng vấn của “Street Signs Asia” CNBC. Video CNBC. |
Stephanie Davis, phó chủ tịch Google Đông Nam Á trong một phỏng vấn trên “Street Signs Asia” của CNBC cho biết: “Do Đông Nam Á đã mở cửa trở lại hệ thống kinh tế sau đại dịch, tính linh hoạt tại các địa điểm bán lẻ đã thực sự vượt qua cấp độ trước đại dịch ở nhiều quốc gia. Vì vậy nền kinh tế kỹ thuật số vẫn tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó cho thấy, rất nhiều phương thức kinh doanh, được thực hiện nhằm tương thích trong thời kỳ đại dịch đã đọng lại. Một số thói quen mới đã hình thành”.
Tăng trưởng trong áp dụng kỹ thuật số bình ổn
Bản báo cáo cho biết, sau nhiều năm phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng áp dụng kỹ thuật số đang bình thường hóa. Tình huống này diễn ra khi các quốc gia Đông Nam Á mở cửa biên giới trở lại vào năm 2022 sau thời gian ngừng hoạt động kéo dài và người tiêu dùng tiếp tục mua sắm ngoại tuyến.
Nhà phân tích Daniel Flax thuộc công ty quản lý đầu tư tư nhân Neuberger Berman. Ảnh CNBC. |
Theo Daniel Flax thuộc công ty quản lý đầu tư tư nhân Neuberger Berman phân tích, lĩnh vực công nghệ vẫn hoạt động hiệu quả bất chấp thời kỳ đầy thách thức
Những điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay như tỷ lệ lạm phát tăng cao đã tác động đến người tiêu dùng Đông Nam Á và nền kinh tế kỹ thuật số. Giá các mặt hàng đều tăng, thu nhập khả dụng giảm do suy thoái kinh tế, đồng thời người tiêu dùng ít tiếp cận sản phẩm hơn do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tình trạng tồn đọng sản xuất tăng lên, một phần do chính sách zero-Covid của Trung Quốc.
Theo bản báo cáo, nền kinh tế trực tuyến của Đông Nam Á vẫn đang trên đà tăng trưởng, dự đoán đạt 1 nghìn tỉ USD vào năm 2030 khi mua sắm trực tuyến trở thành tiêu chuẩn chung của cộng đồng.
Nhìn chung, nền kinh tế Internet ở 6 quốc gia dự đoán sẽ đạt 330 tỉ USD vào năm 2025 nếu các công ty tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận trong 3 năm tới. Một số kỳ lân lớn nhất Đông Nam Á như Grab và Sea Limited vẫn chưa ghi nhận lợi nhuận, vẫn gánh chịu lỗ nặng trong năm 2021.
“Môi trường tỷ giá tăng đã khiến chúng tôi kết luận, chiến lược tăng trưởng bằng mọi giá không còn là một chiến lược khả thi. Các nhà đầu tư đang định hướng đến khả năng sinh lời, dòng tiền lưu chuyển tự do và tỷ suất lợi nhuận được bình thường hóa. Hiện các công ty phải tìm kiếm sự cân bằng phù hợp và cân chỉnh giữa tối ưu hóa chi phí và tăng trưởng doanh thu”, Fock Wai Hoong, phó giám đốc công nghệ và tiêu dùng Temasek, trả lời phỏng vấn của “Street Signs Asia” CNBC nhấn mạnh.
Tất cả 6 quốc gia đều đạt mức tăng trưởng hai con số về GMV từ năm 2022 đến năm 2025. Bản báo cáo dự báo, Việt Nam đang dẫn đầu và dự kiến tăng trưởng 31% GMV từ 23 tỉ USD năm 2022 lên 49 tỉ USD năm 2025. Philippines đứng sát phía sau với mức tăng trưởng GMV dự kiến 20%, từ 20 tỉ USD năm 2022 lên 35 tỉ USD năm 2025.
Theo CNBC