Mỹ sợ “chiến tranh xám” với Nga, Trung Quốc và IS

Cựu đô đốc hải quân Mỹ Eric Olson thừa nhận nước Mỹ hiện nay không sẵn sàng cho những cuộc “chiến tranh xám” như cuộc chiến chống IS, xung đột  Ukraine hay đối phó với tình hình căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ tỏ ra bất lực trong cuộc chiến chống IS
Mỹ tỏ ra bất lực trong cuộc chiến chống IS

Tướng Olson hiện là trợ giảng giáo sư tại Đại học Columbia viết trên DefenseOne: Trong khi Washinton đã vật lộn đáp trả những hành động bạo lực kinh hoàng từ Syria cho tới San Bernardino (vụ khủng bố mới đây ở Mỹ khiến 14 người thiệt mạng), đã diễn ra rất nhiều các cuộc tranh luận về quy mô và phạm vi đáp trả của chúng ta nhằm đánh bại các kẻ thù.

Tuy nhiên, người Mỹ hiện nay hiểu rằng chúng ta đang không trong một cuộc chiến tranh thông thường chống lại một nước có vũ trang. Mỹ vẫn thất bại không hiểu sự thật phức tạp và những thách thức sâu sắc của việc tiến hành một loại các hành động quân sự rộng lớn và thực thi luật pháp trong các hoạt động tác chiến nhỏ hơn chống chủ nghĩa khủng bố và các tổ chức của chúng.

Theo tướng Olson, Mỹ đang cố gắng đơn giản hóa sự phức tạp của địa ngục chiến tranh. Bạo lực man rợ thường được thực hiện với những thực thể phi nhà nước và những tín đồ ý thức hệ của chúng. Đó là những kẻ không tuân theo các lý lẽ hoặc các phương pháp xung đột vũ trang truyền thống.

Sự man rợ đã trở thành tiêu chuẩn của chúng. Tướng Olson cho rằng kẻ thù của Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng các công nghệ như tấn công mạng phổ biến, truyền thông số được dùng để gây sợ hãi và khích động, kích hoạt bom từ xa được xuất khẩu từ ven các tuyến đường Iraq và Afghanistan tới các đường phố ở Mỹ.

Ông Olson cho rằng, an ninh quốc gia Mỹ tất nhiên phụ thuộc toàn bộ vào chính phủ Mỹ, bao gồm CIA, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác, nhưng ở đây ông tập trung vào lực lượng vũ trang. Mỹ cần tái cân bằng các lực lượng vũ trang để phát triển những năng lực rất khác biệt trong các cuộc chiến thế hệ mới.

Không hồ nghi rằng các đơn vị quân đội Mỹ phải được bảo đảm, khống chế được sự chết chóc và phá hủy. Cần thiết phải tiêu diệt các kẻ thù bạo lực nhất và không hối tiếc là thực tế và cấp bách, theo tướng Olson. Triển khai các chiến dịch đặc biệt và các lực lượng chiến đấu khác cho nhiệm vụ này là điều cần thiết và Mỹ không nên ngần ngại hoặc không cần biện giải về việc đang làm. Vị đô đốc Mỹ cho rằng Mỹ cần phải biết giết chóc, nhưng không thể giết con đường dẫn tới thắng lợi của nước này.

Theo tướng Olson, các cuộc xung đột bạo lực ngày càng gia tăng diễn ra theo mô thức được các chuyên gia gọi là “vùng xám”. Cũng như Tư lệnh chỉ huy các chiến dịch đặc biệt Mỹ, tướng Joe Votel cho rằng, các thực hoặc các nhóm khủng bố tìm cách bảo đảm đạt được các mục đích của chúng trong khi giảm thiểu phạm vi và quy mô chiến đấu.

Tướng Olson viết: Hãy quan sát quanh thế giới sẽ thấy thật khó tìm ra một cuộc xung đột không thuộc loại “vùng xám”. Nga sáp nhập Crimea và tiếp tục các hoạt động tại Ukraine; lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kiểm soát những phần trọng yếu tại Syria và Iraq; Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông; Boko Harram tiếp tục reo rắc sự sợ hãi tại Nigeria và phiến quân Houthi tại Yemen là những ví dụ gần đây nhất về “chiến tranh xám”.

Trung Quốc ồ ạt bồi lấp, xây đảo trái phép ở Biển Đông khiến cả khu vực và dư luận thế giới hết sức lo ngại
Trung Quốc ồ ạt bồi lấp, xây đảo trái phép ở Biển Đông khiến cả khu vực và dư luận thế giới hết sức lo ngại

Không chỉ bùng phát dạng bạo lực mới buộc Mỹ phải xem xét lại về xung đột, mà còn là những xu hướng xã hội, knh tế và môi trường cơ sở. Chúng bao gồm sự giành giật tài nguyên, sự thay đổi đột ngột về dân số; sự nổi lên của các thành phố duyên hải ở các nước đang phát triển; tình trạng tham nhũng và bảo kê ngày càng gia tăng; thay đổi khí hậu; tiến bộ về công nghệ chất nổ và kết nối thông tin.

Theo tướng Olson, các địch thủ  trên thế giới đang phát triển những cách tiếp cận mới cho các cuộc xung đột theo cách được thiết kế nhằm giảm thiểu lợi thế của các đối thủ quân sự hùng mạnh hơn. Tuy nhiên Mỹ đã không thay đổi quân sự đủ sức và cũng không phát triển những phương thức phi quân sự được huấn luyện, trang bị và có đủ kinh nghiệm để đáp trả mạnh mẽ với các cuộc khủng hoảng.

Chỉ có một yếu tố giới quân sự Mỹ được chuyên biệt hóa nhằm đối phó với các dạng xung đột “dưới quân sự”: đó là các lực lượng tác chiến đặc nhiệm (SOF). Nhưng đặc nhiệm chỉ chiếm vỏn vẹn 3% lực lượng quân đội Mỹ.  Lực lượng đặc nhiệm nói được nhiều ngôn ngữ hơn và tác chiến tốt với các tổ chức và mạng lưới rộng lớn hơn, đặc biệt khi làm việc thông qua và với các đối tác địa phương. Họ là những người tiên phong trong việc hoàn thiện các công nghệ mới nổi (như máy bay không người lái truy lùng), xây dựng lại các tổ chức, thiết lập các kênh liên lạc và phát triển các chiến thuật cũng như thiết bị mới.

Tướng Olson cho rằng hiện Mỹ đủ lực lượng tác chiến đặc nhiệm. Nhưng Mỹ không nên đòi hỏi họ thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ quân sự. Mỹ nên tuyển mộ vào quân đội những người dày dạn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn. Họ có thể được huấn luyện tăng cường và được dạy cách quản lý sự phức tạp và đối phó với những môi trường đe dọa không rõ ràng và dân cư hỗn tạp.

Theo ông Olson, Mỹ cần các chuyên gia không chỉ về chiến tranh, mà còn về ngôn ngữ, văn hóa nước ngoài, tôn giáo và hơn thế nữa. Mỹ cần xây dựng cơ chế để sử dụng tốt các cá nhân tài năng, cần làm mới hoặc tái sáng tạo quân đội theo những tiêu chuẩn mới.

“Chúng ta cần vứt bỏ học thuyết cũ để ưu tiên hiểu biết thích hợp, vứt bỏ số lượng ưu tiên chất lượng và vứt bỏ quan niệm truyền thống về thắng lợi quân sự, dành ưu tiên cho sự chấp thuận địa phương để có thành công lâu dài”, cựu đô đốc Mỹ khuyên.

Theo QPAN