Sau khi đã bồi đắp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên Biển Đông, liệu Trung Quốc có thể bảo vệ chúng? Trong Thế Chiến II, đế quốc Nhật Bản khi đó thấy rằng việc kiểm soát các hòn đảo sẽ giúp họ có những bước tiến chiến lược nhưng không đủ để ép Mỹ phải chinh phục từng đảo một. Hơn nữa, qua thời gian nhưng hòn đảo này trở thành một nguy cơ chiến lược vì Nhật vướng vào việc phải cung cấp thức ăn, nhiên liệu và thiết bị cho chúng.
Những hòn đảo chiếm đóng trái phép trên Biển Đông nằm ở vị trí thuận tiện cho Trung Quốc nhưng liệu chúng có thực sự là một tài sản quân sự với Trung Quốc? Câu trả lời là có nhưng trong một cuộc xung đột thực tế, giá trị này sẽ tiêu tan nhanh chóng.
Những tiền đồn trái phép
Trung Quốc đã thiết lập rất nhiều nơi đồn trú quân sự trái phép trên Biển Đông chủ yếu là ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam). Tại Trường Sa, Trung Quốc đã cho xây dựng phi pháp các đường băng tại đá Su Bi, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn cùng với các cơ sở hạ tầng cho tên lửa, radar và máy bay trực thăng tại rất nhiều các thực thể nhỏ.
Tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã thiết lập một đồn trú quân sự quan trọng trên đảo Phú Lâm cũng như các cơ sở radar và trực thăng ở trên nhiều khu vực khác nhau.
![]() |
Các công trình Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ những năm 1970. |
Trung Quốc tiếp tục xây dựng, cải tạo, bồi đắp trái phép trên toàn khu vực. Điều này có nghĩa là để mở rộng sự hiện diện quân sự trong tương lai. Các căn cứ lớn (Su Bi, Vành Khăn, Chữ Thập, Phú Lâm) có các cơ sở hạ tầng cần thiết để vận hành máy bay quân sự bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay tuần tra hạng nặng. Tên lửa, radar và máy bay tăng độ đe dọa quân sự của Trung Quốc theo bề rộng của Biển Đông.
Tên lửa
Trung Quốc được cho là đã triển khai trên các hòn đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp rất nhiều hệ thống tên lửa đất đối không SAM (bao gồm HQ-9 với tầm bắn lên tới 200km có thể là cả hệ thống S-400 của Nga) và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất GLCM. Những tên lửa này biến Biển Đông thành mối đe dọa cho các tàu Mỹ và những chiếc máy bay không có khả năng tàng hình hay không có hệ thống phòng không.
Việc triển khai SAM cùng với mạng lưới radar cho thể giới hạn hiệu quả khả năng xâm nhập của máy bay đối phương vào vùng chết chóc (của Trung Quốc) mà không có sự hỗ trợ đáng kể của hệ thống tác chiến điện tử. GLCM tăng thêm khả năng cho mạng lưới chống tiếp cận - chống xâm nhập của Trung Quốc dù chưa đủ để chống lại các tên lửa có hiệu quả hơn bắn từ tàu ngầm, tàu chiến hay máy bay.
![]() |
Tên lửa đất đối không HQ-9B của Trung Quốc. |
Các đường băng sân bay
Bốn cơ cơ đồn trú quân sự trái phép lớn nhất của Trung Quốc trên Biển Đông đã có các phương tiện để vận hành các máy bay quân sự bao gồm các máy bay chiến đấu hiện đại nhưng quan trọng hơn là hệ thống tuần tra, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm máy bay.
Điều này giúp việc sử dụng sân bay hiệu quả hơn tăng khả năng chống tiếp cận - chống xâm nhập và cho phép chuyển các dữ liệu về mục tiêu cho các hệ thống phóng trên biển và trong nội địa Trung Quốc. Những chiếc máy bay chiến đấu khiến bầu trời Biển Đông trở nên nguy hiểm hơn, cũng như đe dọa các tàu Mỹ trong tầm bắn của các tên lửa hành trình.
![]() |
Các công trình bao gồm cả đường băng sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Su Bi. |
Các hệ thống radar
Tên lửa SAM, GLCM và máy bay chiến đấu cần dựa vào dữ liệu chính xác về mục tiêu để tấn công hiệu quả. Đóng góp quan trọng nhất của những hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông với quân đội Trung Quốc là hệ thống radar mà Trung Quốc thiết lập trái phép trên rất nhiều đảo đá. Những cơ sở này có thể rất dễ bị tấn công, giúp tạo nên một bức tranh toàn cảnh về không gian chiến trận. Chúng tăng cường sự nguy hiểm cho mạng lưới phòng thủ của Trung Quốc.
![]() |
Tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B của Trung Quốc. |
Trong một cuộc xung đột, Trung Quốc sẽ nhanh chóng mất đi khả năng tiếp cận mạng lưới radar đã triển khai. Nhưng mạng lưới radar này vẫn là một phương pháp ít chi phí để làm phức tạp thêm công việc mà Mỹ phải đối mặt khi xâm nhập Biển Đông.
Điểm yếu hậu cần
Tất cả khả năng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông đều phụ thuộc vào những liên lạc an toàn với nội địa nước này. Hầu hết các đảo mà Trung Quốc xây dựng, bồi đắp phi pháp đều không thể hỗ trợ dự trữ hậu cần trên diện rộng hay giữ cho kho hậu cần an toàn khỏi một cuộc tấn công. Trong một cuộc chiến, cần phải giữ cho các hòn đảo này có đầy đủ nhiên liệu, thiết bị và đạn dược - sẽ nhanh chóng biến thành trở ngại vì khó khăn trong việc vận chuyển.
![]() |
Những công trình Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Vành Khăn. |
Vì thế quân đội và hải quân Trung Quốc có rất ít lợi ích để theo đuổi, thực hiện những nỗ lực rủi ro và đắt đỏ để tiếp tế cho các hòn đảo dưới bom đạn, trong một cuộc xung đột giá trị quân sự của những hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông sẽ biến thành một thứ sở hữu gây tốn kém. Đó chính là bản chất của chiến tranh trên đảo và là đặc thù của những gì mà Trung Quốc đang kiên quyết ủng hộ: Rất khó khăn để giữ mọi thứ đã triển khai và chỉ có tác dụng về mặt ngắn hạn.
Tàu chiến và "pháo đài"
Đô đốc Hải quân Horatio Nelson từng có lời châm biếm "tấn công pháo đài bằng tàu là một điều điên rồ". Nhưng cũng có những tình huống trong đó những con tàu có lợi thế lớn hơn pháo đài. Những hòn đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông không cơ động và không đủ lớn để giấu các thiết bị và vật liệu quân sự.
Mỹ có thể vẽ ra chi tiết các triển khai quân sự trên mỗi đảo tại Biển Đông và cũng có thể theo dõi những chuyến vận chuyển thiết bị quân sự tới đảo. Điều này khiến cho các hòn đảo rất dễ bị tấn công từ tàu, tàu ngầm và máy bay và các tên lửa thì không cần đến dữ liệu mục tiêu theo thời gian thực.