Đầu tiên, chúng ta cần phải nhìn vào những loại muối khác nhau trong ngành công nghiệp này. Muối viên thường được khai thác bằng cách khoan sâu vào tầng đáy biển, hút hết nước muối ra và sau đó được tinh luyện trong các nhà máy tinh chế. Sản phẩm cuối cùng là Sodium Chloride (NaCL, hay muối) nguyên chất đã được tách hết các khoáng chất khác như Magiê hay Kali.
Muối biển thì được chế xuất bằng cách làm bay hơi nước biển nhờ ánh ắng mặt trời hoặc máy sấy khô trong nhà. Nó không được chế biến giống như muối viên và thường dính thêm một số chất hóa học, vẫn chứa một số khoáng chất tự nhiên bên trong.
Đá muối lại là một loại khác. Ở một số vùng nhất định trên thế giới, đá muối được chôn vùi sâu hàng trăm mét dưới mặt đất và là sản phẩm còn lại từ những vùng biển bị bốc hơi. Loại khoáng chất này - còn gọi là muối mỏ - được thu hoạch bằng cách khoan sâu vào tầng đá dưới lòng đất, phần đá muối sau đó được nghiền ra thành những mẩu nhỏ.
Vậy, loại muối hồng của Himalaya về bản chất tốt cho sức khỏe hơn nên có giá đắt hơn?
Theo một số nghiên cứu khoa học, dù ước tính chứa khoảng 84 loại khoáng chất khác nhau bên trong, nhưng muối hồng Himalaya chỉ chứa khoảng 2% muối - bởi vậy nó có màu hồng. Điều này có nghĩa rằng, muối hồng Himalaya xét về mặt dinh dưỡng thì tương tự như các loại muối thường.
Có nhiều ý kiến cho rằng loại muối hồng này giàu khoáng chất hơn. Vậy nó có gây ra ảnh hưởng gì không?
Muối hồng Himalaya có chứa hơn 80 loại khoáng chất - bao gồm phốt pho, brôm, boron và kẽm. Đối với những người tiêu dùng chuyên mua các sản phẩm có lợi cho sức khỏe thì loại muối này chứa ít Natri hơn, bởi vậy nó cũng tốt cho sức khỏe hơn khi sử dụng trong nấu ăn hàng ngày.
Thị trường muối thủ công hiện cũng đang bùng nổ. Lượng tiêu thụ muối trên toàn cầu được dự báo sẽ đạt giá trị 14,1 tỷ USD vào năm 2020. Đối với người tiêu dùng, muối hồng Himalaya được tiếp thị như một loại muối "sang chảnh", cao cấp và được ưa chuộng. Nhưng liệu nó có đem lại vị ngon để xứng đáng với cái giá cao hay không? Hay chính việc khai thác và quy trình phân phối khiến giá của nó bị đẩy lên cao?
Phần lớn các mỏ muối hồng trên thế giới nằm ở tỉnh Punjab của Pakistan, nơi mà loại khoáng sản này có nguồn gốc từ 200 triệu năm trước. Tại đây, chi phí khai khoáng khá rẻ, trong khi nguyên liệu thô lại đầy đủ. Mỏ muối Khewra hiện là mỏ lớn nhất ở đây, mỗi năm sản xuất khoảng 350.000 tấn.
Và dù mỏ này là nguồn cung lớn lượng muối hồng ra toàn thế giới, nhưng các nhân công ở đây vẫn sử dụng những phương pháp truyền thống để khai thác muối.
Thêm nữa, người ta chỉ có thể tìm được loại muối hồng như vậy ở một vài nơi ít ỏi trên thế giới, như con sông Murray ở Australia và thị trấn Maras, Peru.
Đối với những người chuộng sản phẩm vì sức khỏe, loại muối hiếm này còn được coi là có chức năng chữa bệnh. Các nhà sản xuất loại muối hồng này từng tuyên bố rằng, muối hồng Himalaya giúp loại bỏ các loại niêm dịch và chất gây dị ứng trong không khí, và các phòng xông hơi bằng muối hồng trong các Spa thẩm mỹ có khả năng thải độc.
Nhưng phần nào trong đó là giả, phần nào là thật? Có lẽ chỉ có những bên tiếp thị mới hiểu được.