Khôi phục dữ liệu - yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong quá trình chuyển đổi số, việc khôi phục dữ liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
Khôi phục dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng khi số lượng các vụ tấn công mạng, các phần mềm độc hai gia tăng. Ảnh: Analytics Insight
Khôi phục dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng khi số lượng các vụ tấn công mạng, các phần mềm độc hai gia tăng. Ảnh: Analytics Insight

Khôi phục dữ liệu hay phục hồi dữ liệu (Data Recovery) là quá trình sử dụng các thiết bị, phần mềm lấy lại dữ liệu từ bị hư hỏng, lỗi hoặc bị định dạng hay không thể tiếp cận từ cấc thiết bị lưu trữ thứ cấp, phương tiện di động, hay các file khi nó không thể được truy cập bình thường.

Thiên tai và mất điện từng là động lực chính trong lĩnh vực khôi phục dữ liệu, vì chúng cắt đứt quyền truy cập vào các hệ thống IT của doanh nghiệp, khiến các nhân viên và người dùng không thể truy cập vào các trang web và các hệ thống khác.

Để kịp thời xử lý và ngăn chặn những thảm họa như vậy, các hệ thống và phương pháp khôi phục dữ liệu đã xuất hiện, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục lại hệ thống với ít thời gian chết và khả năng mất dữ liệu thấp nhất. Thời gian gần đây, số lượng các vụ tấn công mạng xuất hiện ngày càng nhiều, gây nguy cơ làm sập mạng lưới thông tin.

Trước đây, nhiễm virus hay phần mềm độc hại thường là vấn đề duy nhất mà các công ty quan tâm tới. Tuy nhiên, kể từ khi các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) được chứng tỏ là có khả năng làm sập máy chủ và phá hủy các trang web, mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Cách đây không lâu, một nhóm các tin tặc có trụ sở tại Đông Âu đã đánh sập mạng internet của một quốc gia ở vùng Baltic. Thông tin về các cuộc tấn công bằng mã độc Ransomeware cũng xuất hiện dày đặc trên mặt báo.

Các cuộc tấn công mạng này đã khiến nhiều hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đi vào bế tắc, gây ra sự hỗn loạn trong khắp các tổ chức chính phủ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tài chính…

Không giống như các thảm họa tự nhiên, việc khôi phục dữ liệu sau các cuộc tấn công mạng có thể khó khăn hơn và bắt buộc phải có các đặc trưng cụ thể như dữ liệu không thay đổi (immutable data - là một phần thông tin trong cơ sở dữ liệu không thể xóa hoặc sửa đổi), khôi phục dữ liệu được lưu giữ lâu dài hoặc việc khôi phục nhiều lần để thiết lập các điểm lưu giữ sạch.

Tuy nhiên, dù thời gian ngừng hoạt động là do phần mềm độc hại, ransomware, tấn công mạng hay thiên tai thì các nguyên tắc được áp dụng về cơ bản đều giống nhau. Đó cũng là lúc tiến hành khôi phục dữ liệu.

Mục tiêu là khôi phục tất cả hoặc gần như tất cả các dữ liệu của tổ chức càng nhanh càng tốt, nhằm giảm tối đa mức độ gián đoạn kinh doanh, duy trì các nguồn thu quan trọng và đưa mọi thứ trở lại bình thường càng sớm càng tốt.

Khôi phục dữ liệu có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Đó có thể là khả năng xác định xác định vị trí và khôi phục tài liệu bị mất đến khôi phục hoàn toàn trung tâm dữ liệu và các ứng dụng liên quan sau một thảm họa tự nhiên hoặc các sự cố khác.

Lũ lụt, thiên tai, mất điện, bất ổn xã hội, bạo loạn, sự cố hệ thống và các cuộc tấn công mạng có thể đánh sập các ứng dụng, hệ thống hoặc toàn bộ trung tâm dữ liệu ngoại tuyến chỉ trong vòng vài giây.

Để đảm bảo sự gián đoạn bị hạn chế tối đa và trạng thái bình thường được khôi phục nhanh nhất có thể, các chức năng khôi phục dữ liệu phải luôn ở trạng thái sẵn sàng.

Một trong những giải pháp cơ bản nhất để khôi phục dữ liệu là sao lưu. Các tổ chức tạo bản sao lưu dữ liệu của họ và chuyển chúng vào băng, đĩa hoặc bộ lưu trữ ngoại vi như đám mây hoặc kho lưu trữ các băng dữ liệu. Nó được thực hiện thường xuyên như hàng ngày hoặc hàng tuần. Có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu hoặc sao lưu gia tăng (incremental backup - chỉ lưu lại những dữ liệu mới hoặc đã thay đổi kể từ lần sao lưu cuối cùng).

Theo ReportLinker, ngành khôi phục dữ liệu trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị 15,2 tỷ USD vào năm 2027. Đây là mức tăng so với mức dự kiến 8,4 tỷ USD vào năm 2020.

Trong đó, Mỹ được coi là thị trường riêng lẻ có giá trị nhất với giá trị đạt 2,3 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang bị tụt lại khá xa mặc dù tăng trưởng hàng năm đang ở mức cao - 11,6% mỗi năm. Thị trường Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt trị giá 3,2 tỷ USD vào năm 2027.

Báo cáo của ReportLinker cũng cho biết, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 8,8%, sao chép dữ liệu đang là danh mục lớn nhất, được quan tâm nhiêu nhất và chiếm khoảng một nửa trên toàn bộ thị trường sao chép dữ liệu.

Danh mục này có giá trị ước tính khoảng 7,8 tỷ USD vào năm 2027. Trong khi mảng lưu trữ dữ liệu có giá trị ít hơn đáng kể. Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc và Châu Âu là những quốc gia chiếm phần lớn thị trường trên toàn cầu.

Mặc dù vậy, tổng giá trị toàn ngành của các nước và khu vực này chưa đến 1 tỷ USD. Đến năm 2027, con số này được dự đoán sẽ đạt 1,7 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 9%.

Veeam là một công ty phần mềm quản lý dữ liệu thông minh được sao lưu, khôi phục sau sự cố có trụ sở tại Thụy Sĩ. Công ty đã khảo sát hơn 3000 người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định về CNTT tại các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Nghiên cứu của Veeam cho thấy các vấn đề khôi phục dữ liệu đang làm ảnh hưởng đến khả năng của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nỗ lực chuyển đổi số. Họ cũng phát hiện ra rằng 58% các bản sao lưu không thành công, khiến dữ liệu dễ bị tấn công.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và sự không bất ổn về kinh tế, 40% CXO (Giám đốc Trải nghiệm khách hàng - người điều hành chịu trách nhiệm tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp) cho rằng mối nguy hiểm lớn nhất đối với quá trình chuyển đổi số trong tổ chức của họ trong 12 tháng tới là các vấn đề về việc thiếu bảo mật dữ liệu hoặc bảo mật dữ liệu không liên tục.

Việc dựa vào các dịch vụ đám mây để sao lưu dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến. Việc sử dụng đám mây công cộng (Public Cloud - một nền tảng sử dụng mô hình điện toán đám mây tiêu chuẩn để làm cho các tài nguyên có thể được sử dụng được từ xa) để sao lưu và khôi phục dữ liệu thường là mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ đám mây. Điều quan trọng là phải có một chiến lược sao lưu có thể mở rộng, linh hoạt, tiết kiệm chi phí và có tính sẵn sàng cao đối với các dữ liệu nhạy cảm của công ty.

Các chiến lược khôi phục dữ liệu truyền thống thường phụ thuộc vào các máy chủ lưu trữ dữ liệu tại chỗ để sao lưu. Tài sản quý giá nhất của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ nào chính là dữ liệu. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các công ty lớn nhỏ trên toàn thế giới.

Thật không may, do những hậu quả trực tiếp của đại dịch Covid-19, nhiều vụ tấn công nhằm vào dữ liệu đã diễn ra kể từ năm ngoái. Việc vội vàng áp dụng những cách thức mới và cần thiết để làm việc, mua sắm và duy trì cuộc sống đã vô tình tạo kẽ hở cho tin tặc tấn công dữ liệu.

Nếu bảo mật dữ liệu không phát triển từ việc dựa trên tệp chuyển sang dựa vào nội dung và dữ liệu không được bảo vệ từ những thời điểm nhất thời sang toàn bộ quá trình thì các dự án chuyển đổi số sẽ có nguy cơ thất bại cao hơn.

Theo Analytics Insight