Mới đây, Hiệp hội Internet đã phối hợp với các đơn vị tổ chức buổi toạ đàm Chia sẻ nghiên cứu sáng kiến về CNTT cơ bản và an toàn Internet tại Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện này, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, tính đến năm 2017, theo báo cáo của tổ chức We Are Social, Việt Nam đã có 50.05 triệu người dùng Internet, chiếm 53% dân số. Đồng thời, hạ tầng thông tin của xã hội và dịch vụ đã thay đổi chóng mặt so với thời điểm cách đây 20 năm khi Việt Nam mới gia nhập mạng Internet toàn cầu, điều này đã phá bỏ các rào cản truyền thống trong những kỹ năng và những chuẩn mực ứng xử trong xã hội của người dân, và cũng từ đó sinh ra khái niệm Công dân số. Tại Việt Nam, số người sử dụng Internet trong độ tuổi từ 15 đến 24 chiếm 38%. Điều đó đồng nghĩa với việc không chờ đến độ tuổi 18 mới được coi là công dân, các “Công dân số” xuất hiện ở độ tuổi nhỏ hơn rất nhiều do mức độ phổ cập của các kết nối băng thông rộng và thiết bị di động.
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 53% trên tổng dân số. Việt Nam đứng vị trí thứ 16 trong top 20 quốc gia có số người sử dụng Internet nhiều nhất tại Châu Á và độ tuổi người sử dụng Internet đa phần là người trẻ, chiếm hơn 50% so với tổng dân số. Chỉ riêng với mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Facebook, trong bảng xếp hạng quốc gia sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7, với tổng số 64 triệu người dùng mỗi tháng. Tuy nhiên, về tình hình an ninh mạng, theo báo cáo của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) về bảng xếp hạng Chỉ số An ninh mạng Toàn cầu (GCI), Việt Nam xếp thứ 101 trên tổng số 193 nước thành viên về khả năng đảm bảo an ninh mạng.
Phát biểu tại sự kiện này, ông Nguyễn Viết Thế, Phú chủ tịch Hiệp hội Internet cho biết, Việt nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet cao nhất thế giới với khoảng 58 triệu người dung intểnt (chiếm 62,76 dân số ) đứng đầu Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia, xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 khu vực Châu Á. Hiện tại, 78% người dùng Internet ở Việt Nam lên mạng mỗi ngày, 55% trong số đó online bằng điện thoại thông minh.
Internet phát triển cũng tăng thêm tính cạnh tranh cho mọi ngành nghề, bởi mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho các cộng đồng, công ty khởi nghiệp. Nitin xem Flappy Bird là một trong những minh chứng rõ rệt nhất cho nhận định này.
Trong một nghiên cứu mới đây của hãng bảo mật Kaspersky, 3/4 trong số 18.000 người tham gia khảo sát cho thấy họ chưa trang bị những kiến thức đủ để nhận biết các mối nguy hại trên Internet.
Ông Nguyễn Viết Thế cho biết, các kết quả nghiên cứu người dùng gần đây từ Kaspersky Lab cũng cho thấy 45% người sử dụng internet đã gặp phải một sự cố phần mềm độc hại trong 12 tháng qua, nhưng 13% trong số những người bị ảnh hưởng không biết tại sao mình lại gặp phải vấn đề này. Tuy vậy, tại Việt Nam và nhiều nước khác, việc mỗi công ty có một chuyên gia an ninh mạng để bảo vệ và phát hiện kịp thời mối nguy từ trong mạng nội bộ công ty là không nhiều, hoặc nhân sự này chưa trang bị đủ kiến thức để đối phó với các nguy cơ an ninh mạng.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu