Đó là yêu cầu của PGS. TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm Phát triển năng lực quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế - tại khóa đào tạo quản lý bệnh viện cho lãnh đạo 40 bệnh viện thuộc 14 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Trung tâm phát triển năng lực quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức từ hôm nay, ngày 20 đến 25/7 tại TP. Cần Thơ.
Khai mạc khóa đào tạo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao việc các bệnh viện đã cùng ngành y tế cả nước nỗ lực không ngừng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Theo ông Sơn, trong tình hình cả nước tiếp tục phòng chống dịch COVID-19 cùng với dịch bạch hầu, sốt xuất huyết,… các bệnh viện cũng đang đổi mới để tự chủ, sắp xếp đổi mới bộ máy, thì việc lãnh đạo các bệnh viện tham gia khóa đào tạo này sẽ không chỉ giúp các bệnh viện vượt qua khó khăn, thách thức mà còn sử dụng tốt nhất các nguồn lực để phát triển.
Bên cạnh việc đổi mới quản lý tài chính, quản trị nhân lực, cơ sở vật chất, các bệnh viện phải nắm chắc các văn bản pháp luật của Nhà nước và Bộ Y tế để vận dụng hiệu quả trong quá trình hoạt động.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh các bệnh viện cần sử dụng tốt nhất các nguồn lực để phát triển. (Ảnh: Lê Hảo)
|
“Thời gian qua, các cơ sở khám, chữa bệnh đã thực hiện tốt công tác phòng, chống và điều trị COVID-19, nhưng không ít đơn vị gặp khó khăn trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị,… Đó chính là những thách thức và lỗ hổng trong quản lý mà các bệnh viện phải khắc phục” – ông Sơn nhấn mạnh.
PGS. TS. Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh việc Bộ Y tế tổ chức khóa đào tạo là nhằm tạo cơ hội để các học viên chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, điều hành bệnh viện, vượt qua khó khăn trong tình hình mới, để làm tốt các nhiệm vụ của ngành y tế.
PGS. TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm Phát triển năng lực quản lý Khám, chữa bệnh (Ảnh: Lê Hảo)
|
Hiện, cả nước có 39 bệnh viện tuyến trung ương, 492 bệnh viện tuyến tỉnh, 645 bệnh viện tuyến huyện, 72 bệnh viện ngành, 275 bệnh viện tư nhân, 32.000 phòng khám tư nhân và 11.000 trạm y tế. Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã phát triển vươn lên, trong khi một vài bệnh viện trung ương lại có xu hướng chững lại, mà đầu năm 2021 sẽ thực hiện thông tuyến cấp tỉnh về bảo hiểm y tế.
Chính vì vậy, ông Khuê nhấn mạnh: Trong giai đoạn này, các bệnh viện phải thực hiện tốt Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; thực hiện 83 tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế, hạn chế sai sót chuyên môn và đảm bảo an toàn người bệnh, đặc biệt, chất lượng bệnh viện phải gắn với giá dịch vụ y tế; thanh toán bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, các bệnh viện tiếp tục thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án khám, chữa bệnh từ xa trong thời đại hiện đại hóa ngành y tế, triển khai hồ sơ sức khỏe toàn dân. Các bệnh viện cũng cần chú trọng vấn đề phát triển chuyên môn, đoàn kết nội bộ để phát triển, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của người dân về chất lượng khám và điều trị.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu