Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan (ảnh tư liệu) |
Tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 18/3 đăng bài viết: “Nhà cầm quyền Đài Loan lần đầu tiên thừa nhận: Quân đội Đài Loan có kế hoạch chủ động tấn công Trung Quốc”.
Bài viết cho hay gần đây, nhà cầm quyền Đài Loan đã đưa ra chiến lược quốc phòng mới. Ngày 16/3, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan thậm chí lần đầu tiên thừa nhận, quân đội Đài Loan có kế hoạch tiến hành tấn công chủ động đối với Trung Quốc.
Một bộ phận báo chí Đài Loan và các nước đã xôn xao về vấn đề này. Những người có kiến thức thông thường đều biết kế hoạch "đáp trả" này của quân đội Đài Loan thực ra giống như "đáp trả Trung Quốc" trước đây của cựu lãnh đạo Đài Loan, ông Tưởng Giới Thạch.
Tại Viện Lập pháp Đài Loan, ông Phùng Thế Khoan đưa ra khẳng định "đúng", khi nghị sĩ Đảng Dân Tiến Vương Định Vũ hỏi rằng, phải chăng quân đội Đài Loan có khả năng và có kế hoạch dùng vũ khí tấn công Trung Quốc một khi đối mặt với cuộc tấn công từ phía Trung Quốc?
Sau đó Vương Định Vũ lại hỏi: Liệu Quân đội Đài Loan có khả năng "kháng cự địch ở ngoài 1.300 km" hay không? Khương Chấn Trung, Phó Cục trưởng Kế hoạch tác chiến Bộ Tham mưu quân đội Đài Loan cho biết: "Quân đội quốc gia có khả năng, huấn luyện và kế hoạch đều có và còn đang tiếp tục tăng cường".
Vương Định Vũ cho biết đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Phùng Thế Khoan thừa nhận quân đội Đài Loan có khả năng dùng tên lửa tấn công Trung Quốc.
Theo chuyên gia, "tên lửa tấn công Trung Quốc" mà Đài Loan nói đến duy nhất có khả năng chiến đấu thực tế hiện nay là tên lửa Hùng Phong-2E do Viện Khoa học Trung Sơn Đài Loan nghiên cứu chế tạo.
Tên lửa này được thiết kế tương tự tên lửa Tomahawk, được cải tiến trên nền tảng tên lửa Hùng Phong-2, tầm bắn tăng lên trên 1.000 km. Hiện nay, quân đội Đài Loan vẫn giấu kín loại tên lửa này, chưa từng công khai ngoại hình của xe phóng hoặc loại tên lửa này.
Nhìn vào các loại thông tin, tính năng thực tế của tên lửa Hùng Phong-2E không thể đạt trình độ của Tomahawk, thậm chí còn nhỏ hơn về kích cỡ, trọng lượng đầu đạn.
Nhưng, trong điều kiện hiện đại, các tên lửa hành trình không có khả năng tàng hình như Tomahawk khó có thể chọc thủng hệ thống phòng không duyên hải đông nam của Trung Quốc.
Đối mặt với loại tên lửa này, các máy bay chiến đấu có khả năng trinh sát và phóng tên lửa hiện đại cơ bản có thể đánh chặn đạt 100%. Trong khi đó, Trung Quốc còn có các hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến như S-300, HQ-9.
Ở xung quanh các đô thị quan trọng như Thượng Hải, Quảng Châu và lân cận các cơ sở quân sự quan trọng, Trung Quốc còn triển khai lực lượng tên lửa phòng không, lực lượng phòng không dân quân.
Những lực lượng này được trang bị pháo cao xạ có radar điều khiển, tên lửa phòng không vác vai, hệ thống tên lửa phòng không tầm gần. Chúng đều có thể đánh chặn tên lửa hành trình.
Cho dù trong trường hợp lạc quan nhất, quân đội Đài Loan dùng 100 - 200 quả tên lửa Hùng Phong-2E tiến hành tấn công một lần, phần lớn cũng không thể vượt qua được tuyến bờ biển của Trung Quốc. Chỉ có số lượng rất ít tên lửa Hùng Phong-2E đến lượt bị pháo cao xạ bắn rơi – báo Trung Quốc nhấn mạnh.
Báo Trung Quốc còn tự tin cho rằng hiện nay, máy bay chiến đấu F-16 có khả năng đối kháng điện tử của Đài Loàn còn không dám thách thức hệ thống phòng không của Trung Quốc.
Ngoài ra, trước đây, Đài Loan cũng từng nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Nhưng, tên lửa HQ-9 và tên lửa S-300PMU2 Trung Quốc đều có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, hiệu quả “không thấp hơn” hệ thống Patriot-3 Mỹ.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng sẽ sớm trang bị hệ thống phòng không tiên tiến hơn S-400 và hệ thống HQ-19. Trong tình hình này, quân đội Đài Loan sử dụng lại tên lửa đạn đạo tầm trung tầm bắn 1.000 km thì cũng không thể đe dọa có hiệu quả đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà cầm quyền quân sự Đài Loan sở dĩ tự tin như vậy là do thành tích đối đầu với quân đội Trung Quốc trước đây. Trong khi đó, ông Phùng Thế Khoan là người xuất thân từ không quân, từng lái máy bay chiến đấu F-5E.