Trong chiến tranh Nagorno-Karabakh năm 2020, máy bay không người lái TB-2 của Azerbaijan lần lượt tấn công các mục tiêu xe bọc thép trên mặt đất của Armenia. Một số lượng lớn các hình ảnh đã được lan truyền trên Internet cho thấy chỉ cần mục tiêu bị khóa là không có cơ hội chạy thoát, giống như trong trò chơi điện tử. Chính vì lẽ đó, nhiều cư dân mạng cho rằng chiến trường tương lai thuộc về máy bay không người lái, mục tiêu mặt đất dù có được bọc thép dày đến đâu cũng không thể chống lại đòn tấn công của UAV, xe tăng, xe bọc thép đều sẽ trở thành dĩ vãng .
Tuy nhiên, những cư dân mạng hiểu biết cho rằng lý do Azerbaijan sử dụng máy bay không người lái vũ trang TB-2 tiêu diệt được số lượng lớn các mục tiêu bọc thép trên mặt đất của Armenia là do trong cuộc cạnh tranh giữa các nước nhỏ không có hệ thống phòng không và hệ thống gây nhiễu điện từ hoàn thiện, các UAV không bị hỏa lực phòng không hay gây nhiễu, đi vào khu vực của kẻ địch giống như vào vùng đất không người, có thể thoải mái tấn công mục tiêu của đối phương.
Dàn tên lửa Buk của Nga bị UAV TB-2 Bayraktar Ukraine khóa mục tiêu trước khi tấn công (Ảnh: Sohu). |
Đối với các nước lớn, máy bay không người lái có tốc độ bay chậm và độ cao bay thấp rất dễ bị tên lửa phòng không hoặc nhiễu điện từ tấn công. Xét cho cùng, UAV TB-2 Bayraktar chỉ là loại UAV hạng thấp, giá rẻ, độ cao bay tối đa chỉ 8 km và tốc độ bay chỉ 129,64 km/h, không thể đối đầu với một cường quốc quân sự như Nga.
Do đó, đối với Ukraine, các máy bay không người lái vũ trang TB-2 có trong tay họ có thể không phát huy được tác dụng, không chỉ do hạn chế về số lượng mà bởi quân Nga có hệ thống phòng không khá hoàn chỉnh, lực lượng phòng không gần như theo chân các đơn vị vào Ukraine. Máy bay không người lái vũ trang TB-2 Bayraktar được triển khai rất dễ bị bắn hạ. Hiện nay, tuy các máy bay không người lái vũ trang TB-2 đã đạt được những kết quả nhất định nhưng đều là ở những khu vực chưa bố trí lực lượng tên lửa phòng không hoặc chưa được bao phủ mạng phòng không.
Nếu xung đột tiếp diễn trong thời gian dài và Nga triển khai thêm nhiều hệ thống tên lửa phòng không, thì máy bay không người lái vũ trang TB-2 Bayraktar sẽ khó đạt được chiến thắng và thậm chí sẽ biến mất chỉ sau thời gian ngắn, trừ khi Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ nhiều hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga đang gần gũi hơn trong những năm gần đây và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ không cung cấp thêm cho Ukraine một số lượng lớn UAV TB-2 nữa.
Ukraine năm 2021 đã mua 48 chiếc TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Sohu). |
Ngược lại, tình hình Ukraine có thể trở nên tồi tệ hơn khi chiến sự tiếp diễn và Nga có thể đưa nhiều máy bay không người lái hơn để tấn công các mục tiêu mặt đất ở Ukraine trong tương lai. Sau nhiều ngày bị Nga tấn công, hệ thống phòng không của Ukraine đã bị giáng một đòn nặng nề, ngoài ra, hệ thống hỏa lực phòng không của Ukraine còn yếu, chắc chắn đã tạo cơ hội cho máy bay không người lái của Nga thực hiện các cuộc tấn công mục tiêu cố định.
Sau khi cuộc chiến bùng nổ, Ukraine là bên công bố trước một số video về máy bay không người lái TB2 Bayraktar tấn công các mục tiêu của Nga như là một động thái để động viên tinh thần binh sĩ. Mới đây, Nga cũng đã công bố một đoạn video quay cảnh máy bay không người lái tấn công Orion-E của họ phá hủy các cơ sở quân sự của Ukraine, cũng là cách đánh vào tinh thần của người Ukraine.
/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
Video do Bộ Quốc phòng Nga công bố về UAV Orion diệt Sở chỉ huy tiểu đoàn Aidar của Ukraine (Nguồn: Chinatimes). |
Trang DefenseWorld đưa tin, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video dài 30 giây quay cảnh máy bay không người lái Orion-E dùng tên lửa tấn công một sở chỉ huy của Tiểu đoàn Aidar (Aidar Battalion) thuộc Lữ đoàn Biệt kích Độc lập số 24 của Ukraine ở Donetsk. Đây là hình ảnh thu nhỏ của cuộc chiến máy bay không người lái ở Ukraine được công khai, cuộc cạnh tranh giữa máy bay không người lái Orion của Nga và máy bay không người lái TB2 'Bayraktar' của Thổ Nhĩ Kỳ.
Máy bay không người lái Orion-E có bề ngoài rất giống như MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất và được coi là một trong những máy bay không người lái tấn công tốt nhất của Nga. Giới quan sát quân sự cho biết, Orion-E đã thực hiện ít nhất 38 phi vụ ở Syria, đạt 19 lần không kích và 18 chuyến bay trinh sát, đồng thời có thể tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
Nga cũng đã tung video cảnh máy bay không người lái Orion-E bắn hạ một máy bay không người lái loại trực thăng, chứng minh khả năng không chiến của nó. Vũ khí được nó sử dụng để bắn hạ chiếc UAV trực thăng là phiên bản phóng từ trên không của tên lửa chống tăng hạng nhẹ 9M113 Kornet.
Một phi đội Orion-E được Nga triển khai (Ảnh: Sohu). |
Những ngày gần đây, Ukraine đã công bố kết quả của cuộc tấn công bằng máy bay không người lái TB2, tiêu diệt thành công đoàn xe vận tải dưới mặt đất của Nga và phá hủy dàn tên lửa Buk. Những đoạn video này cho thấy ưu điểm của TB2 là có khả năng gây thiệt hại lớn cho đối phương, trong khi loại máy bay không người lái này lại có giá rẻ hơn nhiều so với phiên bản của Mỹ hoặc Israel. Tuy nhiên, thiệt hại cũng không nhỏ; kể từ đầu cuộc chiến, Nga tuyên bố đã bắn hạ một số đáng kể loại máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất này.
Ngược lại, tình hình phía Ukraine có thể trở nên tồi tệ hơn khi chiến sự tiếp tục diễn ra và Nga có thể đưa tới nhiều máy bay không người lái hơn để tấn công các mục tiêu mặt đất ở Ukraine trong tương lai. Sau nhiều ngày bị tấn công, hệ thống phòng không của Ukraine đã bị giáng đòn nặng nề; ngoài ra, hệ thống hỏa lực phòng không của Ukraine còn yếu, chắc chắn đã tạo cơ hội tuyệt vời cho máy bay không người lái của Nga thực hiện các cuộc tấn công các mục tiêu cố định.
UAV Orion-E được Nga công bố đã được thử nghiệm nhiều lần trong chiến tranh Syria. Ngày 22/02/2021, Nga lần đầu tiết lộ thông tin UAV thực sự tham chiến ở Syria khi đưa tin một chiếc máy bay không người lái tấn công Orion-E do Nga sản xuất đã thực hiện 38 nhiệm vụ ở Syria, 17 trong số đó là tấn công các cơ sở khủng bố.
Máy bay không người lái Orion-E được phát triển vào năm 2011 và được chuyển giao cho quân đội Nga vào tháng 4 năm 2020. Sau đó nó đã được đưa sang thử nghiệm trong chiến tranh Syria và đạt được kết quả tốt. UAV này là loại UAV tầm trung - tầm xa, trọng lượng cất cánh tối đa 1,2 tấn và thời gian bay trên không tối đa lên đến 24 giờ.
Nó có thể mang bom dẫn đường hàng không dòng KAB-500, bom dẫn đường vệ tinh UPAB-50 và tên lửa đa năng phóng từ trên không Kornet D, v.v., chủ yếu được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất. Ngày 27/1/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cũng đã thị sát phiên bản đầu tiên của máy bay không người lái Orion tấn công – trinh sát với khả năng liên lạc qua vệ tinh, cho thấy quân đội Nga rất coi trọng loại máy bay không người lái này.
Nữ phóng viên Đài RT đứng cạnh một chiếc Orion-E trên thân có 24 ngôi sao đỏ, kí hiệu cho thấy nó đã tiêu diệt được 24 mục tiêu (Ảnh: Sohu) |
Do đó, trong các cuộc xung đột tương lai, nếu Nga có khả năng sản xuất hàng loạt và đưa vào chiến trường Ukraine, họ sẽ giáng một đòn nặng vào các mục tiêu và pháo đài bọc thép trên mặt đất của Ukraine,… Hình ảnh UAV của Azerbaijan đánh Armenia rất có thể sẽ tái diễn ra. Đồng thời, nó có thể giúp giảm thiểu tiêu hao trong chiến tranh một cách hiệu quả và giảm nguy cơ tổn thất máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu và binh lính tham chiến trên chiến trường.
Tuy nhiên, so với Trung Quốc và Mỹ, công nghệ UAV của Nga còn tương đối lạc hậu và Ukraine đã nhận được một số lượng lớn tên lửa phòng không vác vai từ các nước phương Tây. Máy bay không người lái của Nga phải đương đầu với thử thách không nhỏ là các tên lửa phòng không này. Hiện nay các UAV Orion-E của Nga vẫn chưa được sản xuất và trang bị hàng loạt, Nga chưa đủ khả năng chấp nhận tiêu hao. Vì vậy, trong tình huống chiến tranh quy mô không lớn, Nga vẫn chỉ có thể dựa vào máy bay trực thăng để tấn công các mục tiêu thiết giáp dưới mặt đất.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu