Có hay không nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở chốt kiểm soát bị ùn ứ?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –Sau khi Hà Nội có quyết định mới về việc ra đường phải mang theo một số giấy tờ, nhiều chốt kiểm soát phòng COVID-19 đã xảy ra tình trạng ùn ứ. Việc này khiến người dân lo ngại về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thêm.
Người dân xếp hàng dài chờ kiểm tra giấy tờ ở chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 (Ảnh - Minh Thuý)
Người dân xếp hàng dài chờ kiểm tra giấy tờ ở chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 (Ảnh - Minh Thuý)

Ùn tắc vì chờ kiểm tra giấy tờ

Theo ghi nhận của PV VietTimes trong chiều nay, ngày 9/8, tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 ở chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Láng Thượng, từ 5h chiều, rất nhiều người dân đã ra đường để trở về nhà, trong đó có nhiều người làm việc ở công sở, vận chuyển hàng hoá, đi tiêm vaccine phòng COVID-19,...

Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Láng Thượng (Ảnh - Minh Thuý)

Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Láng Thượng (Ảnh - Minh Thuý)

Do chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Láng Thượng được đặt ở ngã tư nên có rất nhiều xe qua lại. Lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát thường xuyên kiểm tra ngẫu nhiên xe máy, ô tô để đảm bảo người dân ra đường đúng quy định phòng, chống dịch của thành phố

Khi nhìn thấy chốt kiểm soát, người dân đều chủ động cầm sẵn giấy tờ ở trong tay để lực lượng chức năng kiểm tra. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những trường hợp ra đường không đúng quy định nên đã bị lực lượng chức năng xử phạt. Tính từ 6h sáng đến 5h chiều nay, chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Láng Thượng đã xử phạt 6 trường hợp vi phạm quy định.

Người dân xếp hàng chờ kiểm tra giấy tờ (Ảnh - Minh Thuý)

Người dân xếp hàng chờ kiểm tra giấy tờ (Ảnh - Minh Thuý)

Đại diện chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Láng Thượng cho biết: "Chúng tôi kiểm tra các phương tiện ngẫu nhiên với mục đích tuyên truyền, nhắc nhở người dân là chính. Trong chiều nay có 1 trường hợp đi xe đạp vi phạm quy định phòng, chống dịch đã bị xử phạt 1 triệu đồng".

Trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, ra đường không có lý do (Ảnh - Minh Thuý)

Trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, ra đường không có lý do (Ảnh - Minh Thuý)

Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt (Ảnh - Minh Thuý)

Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt (Ảnh - Minh Thuý)

Tại chốt cơ động kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Ngọc Khánh, từ 6h chiều, lượng phương tiện qua lại rất đông để đi vào khu vực trung tâm thành phố. Các cán bộ ở chốt đã hoạt động hết công suất nhưng lượng người qua lại vẫn xếp hàng dài để chờ kiểm tra giấy tờ.

Chốt cơ động kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Ngọc Khánh (Ảnh - Minh Thuý)

Chốt cơ động kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phường Ngọc Khánh (Ảnh - Minh Thuý)

Đến 7h tối, khu vực có đông người dân đi lại nhất chính là chốt kiểm soát cơ động phòng, chống dịch COVID-19 ở Nguyễn Chí Thanh.

Cán bộ kiểm tra giấy tờ, ra hiệu cho phương tiện di chuyển tránh ùn tắc (Ảnh - Minh Thuý)

Cán bộ kiểm tra giấy tờ, ra hiệu cho phương tiện di chuyển tránh ùn tắc (Ảnh - Minh Thuý)

Theo quan sát của PV, hầu hết người dân đều nghiêm túc thực hiện quy định, cầm sẵn các loại giấy tờ ở tay. Tuy nhiên, việc ùn ứ vẫn diễn ra vì quá đông phương tiện lưu thông, nhất là ô tô. Ô tô được phân theo làn riêng và phải xếp hàng để chờ được qua chốt.

Các phương tiện chờ qua chốt (Ảnh - Minh Thuý)

Các phương tiện chờ qua chốt (Ảnh - Minh Thuý)

Ô tô xếp hàng dài chờ kiểm tra (Ảnh - Minh Thuý)

Ô tô xếp hàng dài chờ kiểm tra (Ảnh - Minh Thuý)

Có hay không nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở chốt kiểm soát?

Để tìm hiểu rõ hơn về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại những chốt kiểm soát bị ùn ứ, PV VietTimes đã liên hệ với PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương.

Trao đổi với PV VietTimes, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung cho biết: "Để phòng, tránh nguy cơ dịch COVID-19 xuất hiện ở chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay thì người dân phải thông minh và người giữ chốt cần có hiểu biết. Tại sao phải có chốt ? Vì người dân không tự giác thực hiện! Tại sao phải thêm nhiều giấy tờ để đối chiếu tại chốt ? Vì có người gian lận!".

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Ảnh - Minh Thuý)

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Ảnh - Minh Thuý)

Theo PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, hiện nay đã xuất hiện một số trường hợp có nguy cơ ngay tại chốt kiểm tra ùn ứ, và nguy hiểm hơn người giữ chốt lại là F0. Vì thế, người dân thông minh cần tự giác tuân thủ, chuẩn bị sẵn các giấy tờ, đứng xa người giữ chốt 2m, không cho người giữ chốt sờ vào giấy tờ của mình - người đó có thể là F0. Người giữ chốt hiểu biết thì cần nhận thức được việc đứng sát và sờ vào giấy tờ của người dân có thể lây nhiễm cho họ và lây nhiễm cho mình. Vì thế, người giữ chốt không nên sờ vào giấy tờ của người dân.

"Chỗ tôi có 1 trường hợp đi làm đã có giấy của Bệnh viện ban hành, về làng bảo phải có “giấy hồng” của làng, vào gặp xuất trình 2 phút, 2 ngày sau nhận được thông tin ông cấp giấy hồng giữ chốt của làng là F0 - tiếp xúc 1/2 làng. 12h đêm qua xe của Bệnh viện đã tức tốc đến lấy mẫu cho người này. May mắn, người này đã có kết quả xét nghiệm âm tính" - PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung khuyến cáo: "Trong thời điểm hiện tại, lực lượng giữ chốt cần cẩn thận, hiểu biết và người dân cần thông minh để phòng, chống dịch COVID-19. Cùng với đó, các cán bộ làm việc ở chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 phải tăng cường xét nghiệm COVID-19 nên cách 1 ngày thì xét nghiệm COVID-19 1 lần để phòng dịch".

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân (Ảnh - Minh Thuý)

Lực lượng chức năng kiểm tra giấy đi đường của người dân (Ảnh - Minh Thuý)

Trước đó, nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố đến 6h ngày 23/8, siết chặt công tác cấp và sử dụng giấy đi đường, phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, UBND TP. Hà Nội yêu cầu ngoài mẫu giấy đi đường đã được ban hành kèm theo công văn của UBND thành phố, người đi đường phải xuất trình kèm theo căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

​UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận giấy đi đường trên nguyên tắc chính quyền cơ sở giám sát chặt chẽ nơi đến trên địa bàn, cụ thể như sau:

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn Thành phố: phối hợp UBND xã, phường, thị trấn (nơi đơn vị hoạt động) để được kiểm tra, xác nhận Giấy đi đường (hoặc xác nhận theo danh sách kèm theo).

Đối với các Khu, Cụm công nghiệp, chính quyền địa phương chủ động phối hợp các Chủ doanh nghiệp thống nhất phương án tổ chức thực hiện giám sát nơi đi hoặc nơi đến phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với các Chợ: Ban Quản lý chợ lập danh sách tiểu thương và những người liên quan duy trì hoạt động của chợ đảm bảo theo phương án giãn cách, giảm quầy hàng theo quy định. Trên cơ sở danh sách do các Ban Quản lý chợ cung cấp, UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra, xác nhận và gửi lại cho Ban Quản lý chợ để cấp cho tiểu thương và người có liên quan sử dụng.

Video chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 (video - Minh Thuý)

Đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tạm dừng hoạt động: phối hợp UBND xã, phường, thị trấn (nơi đơn vị hoạt động) để được kiểm tra, xác nhận Giấy đi đường (hoặc xác nhận theo danh sách kèm theo) cho nhân viên trực đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại đơn vị.

UBND TP. Hà Nội giao Công an TP. Hà Nội; UBND quận, huyện, thị xã siết chặt công tác kiểm tra, giám sát tại các chốt kiểm soát; chỉ đạo, hướng dẫn Công an, UBND xã, phường, thị trấn; các lực lượng Tổ tự quản, Tổ COVID cộng đồng tăng cường công tác kiểm tra Giấy đi đường tại các chốt kiểm soát đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo hướng kiểm soát, giám sát việc sử dụng Giấy đi đường có điểm đến trên địa bàn mình quản lý để phát hiện, nhắc nhở hoặc kiến nghị xử lý các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND Thành phố về bố trí lịch làm việc, sản xuất, kinh doanh trong thời gian giãn cách.

Các chốt kiểm tra, khi phát hiện các trường hợp sử dụng giấy đi đường không đúng mục đích, thông tin đến Công an xã, phường, thị trấn nơi có đơn vị, tổ chức cấp Giấy đi đường để kiểm tra, đối chiếu, có biện pháp chấn chỉnh và kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định.