Chuyên gia: Kẻ địch nguy hiểm nhất của Mỹ xuất lộ ở Biển Đông

Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của chủ tịch Tập Cận Bình, vấn đề nóng bỏng hiện nay không phải là mới, vẫn là tham vọng đẩy Mỹ ra khỏi vùng nước biển Đông và cạnh tranh vị thế trên thế giới. Mỹ cần thực hiện đối sách gì trong thực tế chính trị hiện nay?
Chuyên gia: Kẻ địch nguy hiểm nhất của Mỹ xuất lộ ở Biển Đông

Washington đang chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của chủ tịch Tập Cận Bình, người Mỹ bắt đầu nghi ngờ những giả thuyết, được sử dụng để định hướng tiếp cận với Trung Quốc trong suốt 10 năm trở lại đây. Không phải chỉ vì nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc không còn phát triển ổn định và bền vững, nhưng những động thái của Trung Quốc buộc thế giới phải đánh giá lại tương lai sự trỗi dậy hòa bình của họ.

Giống như một đội bóng thảm hại luôn nỗ lực đá “phản lưới nhà”, Washington thể hiện một sở trường ngoan cố ứng phó với những chính sách mà bản thân chúng còn gây tai họa hơn cả làm suy yếu vị thế Mỹ trên trường thế giới.  

Đối thủ chiến lược mới nổi

Những cuộc tranh luận xoay quanh mối quan ngại, Trung Quốc đã sẵn sàng thách thức Mỹ trong cuộc đấu tranh dành vị thế hàng đầu ở châu Á. Từ quan điểm này, thực tế Trung Quốc ngày càng trở lên giàu và mạnh mẽ hơn.

Bắc Kinh đang nỗ lực tái khẳng định quyền lực của họ đối với các nước láng giềng, tương tự như Mỹ với khu vực bán cầu của mình. Trong giai đoạn trỗi dậy với tư cách là một siêu cường, Trung Quốc sẽ cố gắng ngăn chặn sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào vị thế thống trị khu vực.

Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng, tham vọng của Trung Quốc thật sự đáng báo động. Một trong những nguyên tắc chính trị căn bản của Mỹ là quyền tự do hàng hải trên biển, an ninh của các đồng minh theo hiệp ước và cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Tuy nhiên, những năm gần đây Trung Quốc xung đột với Nhật Bản khi đưa ra những đòi hỏi chủ quyền quần đảo Senkaku, tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông, bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo trên biển Đông, ức hiếp đè nén các nước nhỏ hơn bằng những yêu sách chồng lấn của Trung Quốc trong vùng nước này.

Những động thái và các hành động cực đoan bạo lực này đã trở thành căn nguyên cho những lo ngại: sự phát triển của Trung Quốc đang nhằm khẳng định lợi ích của mình bằng những biện pháp, có thể gây hiểm họa với Mỹ và đồng minh.

Từ quan điểm này, những động thái làm cân bằng sự phát triển hợp tác và quản lý cạnh tranh, vốn là tính chất đặc trưng của chính sách chính trị đối ngoại Mỹ trong quan hệ đối với Trung Quốc tính từ năm 1972 không thể tránh khỏi sẽ thoái hóa trở thành quan hệ căng thẳng, nguy hiểm và đối đầu cạnh tranh chiến lược.

Những người quan sát sự phát triển tình hình khu vực châu Á trong điều kiện như vậy, thường ủng hộ những giải pháp củng cố vị thế của Mỹ ở châu Á. Họ nỗ lực tìm kiếm giải pháp chống lại những hành động của Trung Quốc cùng với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, ảnh hướng quân sự và chính trị.

Họ ủng hộ những hành động của Tổng thống Obama nhằm cân bằng lực lượng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và hoan nghênh động thái tham gia hành động với các tổ chức trong khu vực, tăng cường quan hệ liên minh theo hiệp ước và đẩy mạnh hợp tác an ninh với các đối tác mới.

Trong những lĩnh vực khác thì các nhà quan sát rất thất vọng. Thay vì một chính sách cương quyết hơn làm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, họ thật sự sốc khi thấy nước Mỹ dường như đang đưa ra đường hướng để trở thành nạn nhân những sai lầm của chính mình.

Điều đó không chỉ là những thất bại khi đối phó với những thiếu sót làm xói mòn sức mạnh của quốc gia, nhưng đối với những hành động của Mỹ ở nước ngoài cùng vậy. Chính vì vậy, những người lo lắng về những hành vi của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương buộc phải tự hỏi: Bằng cách nào nước Mỹ, với rất nhiều nguồn lực sẵn có, lại quá non yếu khi sử dụng?.

Phản lưới nhà kiểu Mỹ

Đơn cử là sự miễn cưỡng đấu tranh bằng ngôn ngữ trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa những đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên biển Đông. Bắc Kinh đã nỗ lực xây dựng những đường băng và quân cảng quân sự trên những hòn đảo nhân tạo mà họ bồi đắp bất chấp luật pháp quốc tế, cắt ngang những tuyến đường vận tải thương mại nhộn nhịp nhất thế giới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố cứng rắn tại Diễn đàn an ninh châu Á vào tháng Năm rằng " Các phương tiện Mỹ sẽ bay, bơi và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép." Thật vậy, một vài ngày trước khi Bộ trường Carter nói, hải quân Trung Quốc đã cảnh báo máy bay giám sát P8-A Poseidon cùng với đoàn làm phim CNN khi chiếc P-8A bay quá gần một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc..

Không đầy một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông vào tháng 11 năm ngoái, hai chiếc máy bay ném bom B-52, được lệnh bay từ đảo Guam cắt ngang qua vùng ADIZ của Bắc Kinh với mục đích hiển thị một tín hiệu rõ ràng, Lầu Năm Góc không có ý định công nhận những tuyên bố cực đoan của Trung Quốc.

Nhưng trong thời điểm trước thềm chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình, chính quyền Obama theo thông báo sẽ kiềm chế không gửi các máy bay giám sát đường không và các chiến hạm đến vùng nước biển Đông với sứ mệnh bảo vệ quyền tự do hàng hải trên vùng nước tranh chấp. Mặc dù khả năng Bắc Kinh áp đặt các lệnh tương tự như trên biển Hoa Đồng càng ngày càng rõ nét hơn, Trung Quốc đang trong quá trình hoàn thành các căn cứ quân sự trên những đảo nhân tạo mới bồi đắp, bỏ qua tất cả các quy định của luật pháp quốc tế.

Bằng những hành động này, Trung Quốc đang khẳng định một tiền lệ rất xấu, dành quyền lợi hợp pháp bằng vũ lực trong không trung và vùng biển xung quanh các đảo này. Nếu Mỹ còn chậm trễ trong việc triển khai các lực lượng quân sự đi qua các khu vực này, sẽ vô cùng khó khăn để phá vỡ tiền lệ này một lần nữa, nếu không nói là không thể.

Việc Mỹ từ chối không phê chuẩn Công ước Luật Biển (UNCLOS) không giúp gì để duy trì vị thế của siêu cường số 1. Mọi trường hợp Washington và những nước khác chống lại các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đều sử dụng tiền đề dựa trên các nguyên tắc đã được hệ thống hóa trong bộ luật quốc tế này.

Quy tắc của UNCLOS đã định khung pháp lý cho việc sử dụng vào mục đích quân sự và thương mại trên các vùng biển. 157 quốc gia tham gia ký kết UNCLOS, trong đó có Trung Quốc. Hoa Kỳ đã không làm như vậy. Mặc dù Mỹ tuân thủ các điều khoản của UNCLOS và thành viên chính quyền Mỹ thuộc cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã thúc giục, Quốc hội vẫn từ chối phê chuẩn nó.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội năm 2012, đoàn các sĩ quan quân đội cấp cao đã làm chứng để hỗ trợ thúc đẩy phê chuẩn UCLOS.

Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Đô đốc James A. Winnefeld Jr. cảnh báo rằng: Những nỗ lực liên tục và lâu dài của một số quốc gia cùng với sự phát triến sức mạnh kinh tế và quân sự khiến họ có thể đưa ra những ra những đạo luật bản địa và thiết lập những tiền lệ, hậu quả là ngăn trở những hoạt động trên biển của chúng ta…đặt Hải quân vào tình huống bất lợi pháp lý, nếu chúng ta không tham gia vào Công ước này.

Nhưng việc phê chuẩn vẫn bị đình trệ trong Quốc hội, từ đó dẫn đến sự tin cậy vào uy tín của Mỹ trong thử thách chống lại những hành vi của Trung Quốc cũng như những hoạt động của hải quân Mỹ đã suy yếu rõ rệt.

Một hạn chế rất lớn đối với lực lượng vũ trang Mỹ là vấn đề ngân sách, một chiếc áo quá chật mà Washington cố gắng mặc. Vấn đề cắt giảm ngân sách tiếp tục được thực hiện không thương tiếc từ chi tiêu quốc phòng đến các chương trình dân sinh. Quốc hội chơi trò chơi sửa lỗi với chính mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được những giải pháp khôn ngoan để quản lý, điều hành vấn đề tài chính.

Trong khi đó quân đội Mỹ đang khập khiễng…  Cựu Tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear cách đây không lâu đã phát biểu: “ áp lực nguồn tài chính gây lên sự trì hoãn trong các đợt diễn tập, các hoạt động tác chiến, các cuộc gặp mặt hội thảo của lãnh đạo cấp cao, từ đó dẫn đến những lo ngại băn khoăn trong khu vực, gây ra nguy cơ đe dọa lợi ích Mỹ ở các vùng nước nóng".

Phá hoại thương mai và ngoại giao tài chính:

Người Mỹ hy vọng vào sự hợp tác mạnh mẽ ở châu Á sẽ tạo nguồn động lực trên mặt trận kinh tế. Sau nhiều năm bỏ lỡ, những nhà đàm phán đã tiến gần đến việc ký kết Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cân bằng lại nền kinh tế trọng tâm của châu Á. Thỏa thuận này, Bộ trưởng Quốc phòng Carter gọi là: “quan trọng đối với tôi như một chiếc tàu sân bay”. Việc Quốc hội thông qua Quyền đàm phán thương mại vào tháng 6 làm dấy lên hy vọng Washington sẽ có khả năng đệ trình để phê chuẩn Thỏa thuận thương mại tự do trong khu vực rộng lớn này

Các nhà đàm phán đã thất bại trong việc kết thúc các kỳ thương thảo tại cuộc họp ở Maui vào tháng Bảy nhưng cuộc đàm phán vẫn tiếp tục. Những người chống lại thỏa thuận này có thể viện dẫn nhiều lý luận mà họ đã sử dụng chúng chống lại NAFTA, gia nhập WTO của Trung Quốc, thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc. Những sau cuộc chiến kéo dài, Quốc hội sẽ phê chuẩn vì đã có những thỏa thuận thương mại trước đó và cũng theo những nguyên nhân đó. Kết cục là TPP mang lại lợi ích cho người lao động, người tiêu dùng và phục vụ cho lợi ích chiến lược Mỹ. Nhưng một điều rất tiếc là thời gian để quốc hội phê duyệt sẽ không rơi vào mùa thu năm nay, mà sẽ sang năm địa ngục chính trị Mỹ của chiến dịch tranh cử tổng thống.

Thật không may Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội cho hoạt động ngoại giao khéo léo trong việc giải quyết những thách thức tài chính châu Á. Tốc độ tăng trưởng chóng mặt của khu vực này đã tạo ra hai thực tế mới cho hệ thống cơ bản Bretton Woods . Đầu tiên, các cấu trúc của các tổ chức tài chính thế giới - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - cần phải được điều chỉnh để phản ánh sự phát triển kinh tế của các nước thuộc châu Á. Các thành viên IMF đã đồng ý cách đây năm năm sửa lại tỷ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết, nhưng những cải cách đang rơi vào tình trạng lúng túng vì đạo luật yêu cầu đang chờ mòn mỏi sự phê chuẩn của Quốc hội.

Thực tế mới thứ hai là nhu cầu khổng lồ về vốn của châu Á nhằm tài trợ cho các yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng. Thiếu kiên nhẫn với sự chậm trễ trong việc cải cách IMF (với mục tiêu xác định là mở rộng ảnh hưởng của mình ở châu Á), Trung Quốc đưa ra sáng kiến riêng của mình, thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và cấp một khoản vốn lên đến 30 tỷ USD trong tổng số 100 tỷ USD trong đăng ký vốn. Đối với các quốc gia có nhu cầu ở châu Á, các khách hàng tiềm năng của các khoản cho vay đượcTrung Quốc hậu thuẫn không thể cưỡng lại được. Các nhà tài trợ châu Âu, mong muốn cạnh tranh trong các gói thầu hạ tầng của ngân hàng mới, đồng loạt nhảy vào cuộc.

Tìm kiếm sự đồng thuận của Quốc hội trong việc đóng góp vốn không bao giờ được bắt đầu, chính vì vậy sự tham gia trực tiếp của Mỹ trong ngân hàng không thể là một lựa chọn. Nhưng thay vào việc liên kết với AIIB như một thành viên hỗ trợ không góp vốn, các quan chức Mỹ lại vận động hành lang những quốc gia châu Âu và châu Á chống lại hoạt động này. Quan điểm của Mỹ dù đã chuyển sang hoan nghênh trong chừng mực AIIB đã bổ sung thêm vào các tổ chức tài chính quốc tế, nhưng những thiệt hại đã quá rõ ràng. Mỹ đưa mình ra ngoài những nỗ lực hợp thời cuộc của ngân hàng phát triển mới này

Hàng loạt những bước đi sai lầm khó có thể đặt Washington vào vị thế tốt nhất ban đầu trong cuộc viếng thăm sắp tới của chủ tịch Tập Cận Bình. Những cú “phản lưới nhà” đã làm mất đi nhiệt tình của những người quan tâm đến nguy cơ chiến lược sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tất cả những ai quan tâm đến một hệ thống an ninh công khai minh bạch, dựa trên luật pháp quốc tế và trật tự kinh tế ở châu Á phải quan ngại những hành động nông cạn cố hữu của Washington, đang phá hoại trật tự chung và làm suy giảm vị thế của nước Mỹ trong khu vực quan trọng này.

Washington cần có một chính sách cứng rắn, khôn ngoan và thực sự mạnh mẽ, hướng tới mục đích duy trì vị thế của nước Mỹ như một đối trọng làm cân bằng cán cân lực lượng ở Biền Đông, vì thực tế Trung Quốc chính là đối thủ đe dọa lợi ích thực sự của Mỹ và đồng minh trong khu vực.

Tác giả Marc Wall  thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu tại Đại học Wyoming. Cựu đại sứ Hoa Kỳ, ông là  cố vấn cho Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ  ở Honolulu và cố vấn đàm phán thương mại của Mỹ ở Tokyo, Đài Bắc và Bắc Kinh.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN