Các đại biểu tham dự Diễn đàn GIN-Nobel 2019 |
Sự kiện đặc biệt này được lựa chọn tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội, bởi Hiệu trưởng nhà trường - GS. Tạ Thành Văn - là học trò người Việt Nam đầu tiên và xuất sắc của GS. Tasuku Honjo – người được trao giải Nobel Y sinh 2018.
Diễn đàn GIN-Nobel 2019 nhằm kết nối các nhà nghiên cứu, sáng tạo của Việt Nam và toàn cầu trên các lĩnh vực y tế, công nghệ, giáo dục, xã hội, kinh tế và văn hóa nghệ thuật hợp tác hướng đến một cuộc sông tốt đẹp và sức khỏe bên vững.
GS. Lars Olsen - Chủ tịch Ủy ban xét tặng giải Nobel Y sinh học
|
Hơn 40 nhà khoa học tên tuổi đến từ Thụy Điển, Anh, Estonia, Úc, Hoa Kỳ và Malaysia, cùng hơn 300 đại biểu từ các trường đại học, bệnh viện, tổ chức khoa học kỹ thuật của Việt Nam đã tham dự. |
Tại sự kiện quốc tế này, hai đồng Chủ tịch Diễn đàn năm 2019 - GS. Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội và TS. Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch HĐQT Viện Đinh Tiên Hoàng cùng khẳng định Diễn đàn được xây dựng trên cơ sở truyền thống lịch sử y học và nghiên cứu y học lâu đời của Việt Nam, phát huy thế mạnh của một Trường đại học sức khỏe có uy tín hàng đầu và tận dụng sức trẻ của Viện Nghiên cứu Đinh Tiên Hoàng có nhiều đổi mới sáng tạo trong kết nối toàn cầu về nghiên cứu y sinh học.
Hai đồng Chủ tịch cũng cam kết tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác nghiên cứu y sinh học với các trường đại học, các nhà nghiên cứu quốc tế, để đẩy mạnh hơn nữa các nghiên cứu về y sinh học có thế mạnh của Việt Nam, nhất là các nghiên cứu trong lĩnh vực y học cổ truyền, ra các diễn đàn quốc tế.
GS. Tạ Thành Văn - Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, học trò người Việt Nam đầu tiên và xuất sắc của GS. Tasuku Honjo – người được trao giải Nobel Y sinh 2018
|
Đặc biệt, GS. Lars Olsen đã có bài phát biểu quan trọng, điểm qua lịch sử ra đời giải thưởng Nobel và nhấn mạnh những nguyên tắc trong việc đề cử và xét duyệt giải thưởng Nobel Y sinh học , cũng như những giải thưởng Nobel Y sinh học có liên quan đến lĩnh vực sinh học thần kinh.
GS. Lars Olsen khẳng định để có được giải thưởng Nobel cho một quốc gia thì nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhưng chính những đột phá trong nghiên cứu y sinh học cũng đem lại lợi nhuận vô cùng to lớn cho cá nhân, tập thể và xã hội.
Lấy ví dụ tử Nhật Bản, GS. Olsen cho rằng chiến lược đầu tư vào khoa học công nghệ của nhà nước từ những năm đầu của thế kỷ 20 không những chỉ đem lại cho Nhật Bản hơn 20 giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực khoa học, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trở thành một trong những nền kinh tế công nghệ và tri thức hàng đầu trên thế giới.
GIN-Nobel 2019 bao gồm ba sự kiện: Hội nghị quốc tế “Ứng dụng công nghệ trong giải quyết vấn đề sức khỏe toàn cầu”; Lễ hội thể thao, âm nhạc, chạy bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm vì “Thành phố Thông minh, khỏe mạnh và sáng tạo” và “Diễn đàn Nobel và các nhà khởi nghiệp”.
Tại Diễn dàn quốc tế này, các nhà khoa học đã có nhiều báo cáo mới: Một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nhi nhiễm HIV được điều trị với ARV; Hội chứng tự kỷ ở Việt Nam; Giáo dục hiệp lực thành tích cao cho trẻ tự kỷ; Làm thế nào dể có được 10% dân số tham gia ngân hàng gen trong năm đầu tiên; Giải trình tự gen thế hệ mới trong thực hành lâm sàng vv…
Chuỗi sự kiện kết nối những nhà sáng tạo toàn cầu và Diễn đàn Nobel năm 2019” do Viện Nghiên cứu Đinh Tiên Hoàng, thuộc Liên Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), phối hợp với Trưởng Đại học Y Hà nội và Đại học Tartu của Estonia tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển và các hoạt động ngoại giao cấp cao của Chính phủ hai nước. |