Mặc dù kết quả này có vẻ quá nhỏ đối với một vùng lãnh thổ rộng lớn như vậy, nhưng thực tế này cũng cho thấy các quốc gia đang thực hiện những bước phát triển lớn để hiện thực hóa tiềm năng điện mặt trời (PV) của toàn bộ lục địa.
Theo dữ liệu do AFSIA tổng hợp, công suất lắp đặt năng lượng mặt trời vào năm 2022 lên tới 949 MW, chỉ dưới mốc 1 GW một cách tượng trưng. Ăng-gô-la là quốc gia lắp đặt lớn nhất, đưa vào vận hành 2 dự án quy mô lớn với tổng công suất 284 MW, lần lượt đẩy các quốc gia dẫn đầu là Nam Phi và Ai Cập xuống vị trí thứ hai và thứ ba.
AFSIA chỉ ra nhiều minh chứng, cho thấy PV ở Châu Phi đang phát triển vượt ra ngoài 2 quốc gia, đại diện cho phần lớn các nhà máy điện mặt trời lắp đặt trên lục địa. Báo cáo thường niên năm 2022 của hiệp hội, xuất bản trong tuần này, lưu ý rằng, tất cả các quốc gia châu Phi đều có kế hoạch xây dựng một số cơ sở năng lượng mặt trời mới trong thời gian ngắn, 29 quốc gia đang phát triển với công suất đến 100 MW lắp đặt mới.
Mặc dù những con số này còn nhỏ so với những khu vực khác, có quy mô và dân số tương đương, nhưng AFSIA nhận thấy có nhiều dấu hiệu tích cực về sự phát triển của ngành năng lượng mặt trời.
“Phải thừa nhận rằng, điện mặt trời ở châu Phi vẫn còn rất kém hiệu quả. Châu Phi hiện có chưa đến 1% công suất năng lượng mặt trời toàn cầu được lắp đặt, đạt chưa đến 0,5% công suất mới toàn cầu được lắp đặt vào năm 2022,” các tác giả bản báo cáo nêu rõ. “Những Châu Phi có rất nhiều cơ hội khi đề cập đến nguồn năng lượng mặt trời.”
Các báo cáo cho thấy, phân khúc thương mại và công nghiệp là cơ hội lớn đầu tiên cho năng lượng mặt trời ở Châu Phi. Các tác giả lưu ý, không giống như những khu vực khác, phát triển năng lượng mặt trời thương mại và công nghiệp (C&I) chỉ nhằm đảm bảo điện năng rẻ hơn, các công ty ở Châu Phi thường được thúc đẩy hơn bởi khả năng cung cấp điện ổn định và an toàn.
Trên khắp Châu Phi, thị trường C&I tăng trưởng hơn 60% trong năm 2022 và chiếm 28% tổng số các cơ sở được xây dựng. Nam Phi vẫn là quốc gia dẫn đầu trong thị trường này.
Các tác giả cho biết: “Nếu nghiên cứu kỹ lưỡng Nam Phi, chúng ta nhận thấy rằng 22,2% trong số tất cả các dự án điện mặt trời hiện được công bố liên quan đến C&I (bao gồm cả các dự án truyền tải điện). Nhưng thực tế này không đáng ngạc nhiên khi tính đến nhu cầu của những công ty trong việc tự cung cấp điện do sự thất bại của ESKOM và quy trình đơn giản hóa để cung cấp tới 100 MW công suất cho nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp.”
Xe điện và sản xuất hydro xanh
Các dự án hydro xanh dự kiến cũng thúc đẩy nhu cầu lớn đối với PV, AFSIA cho thấy 52 GW PV mới đang được phát triển cho những dự án sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất hydro. Con số này - gấp hơn năm lần số lượng các trang trại PV hiện tại của toàn lục địa và trong tương lai, Châu Phi có thể theo kịp các khu vực khác trong nỗ lực phát triển ngành công nghiệp hydro xanh.
“Sự kết hợp giữa tính kinh tế hấp dẫn của hydro xanh ở Châu Phi và các cường quốc kinh tế thúc đẩy những dự án này được phát triển để phần còn lại của thế giới có thể nhập khẩu hydro xanh giá rẻ cho nhu cầu tiêu dùng, chúng tôi tin rằng hydro xanh ở Châu Phi sẽ được phát triển trên các nguyên tắc cơ bản bền vững, AFSIA nói.
Xu hướng cuối cùng mà AFSIA dự kiến sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình lắp đặt các cơ sở năng lượng mặt trời mới là xu hướng ngày càng tăng đối với xe điện (EV). Xe máy và những phương tiện nhỏ khác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phương tiện di chuyển trên khắp lục địa châu Phi và người dân địa phương, sử dụng những phương tiện này có thể nhận thấy, chi phí di chuyển sẽ thấp hơn nhiều nếu chuyển sang các phương tiện chạy bằng điện.
Theo AFSIA, nhiều quốc gia châu Phi sẽ phải tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba công suất phát điện để theo kịp xu hướng phát triển của thế giới, năng lượng mặt trời thường sẽ là giải pháp sạch nhất và kinh tế nhất để đạt được một nền công nghiệp xanh và thân thiện môi trường.
Theo pv-magazine
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu