Các nhà khoa học tìm mọi cách để quản lý và điều trị bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam hiệu quả nhất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes –   Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và bác sĩ điều trị đã mang đến hội thảo “Gánh nặng bệnh tật và quản lý bệnh không lây nhiễm” những nghiên cứu mới nhất, giúp cho việc quản lý và điều trị căn bệnh hiệu quả nhất.

do PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội - chia sẻ về dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam” do Trường thực hiện
do PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội - chia sẻ về dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam” do Trường thực hiện

Bước đi mới trong đào tạo

Trong bối cảnh bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng ở Việt Nam, trở thành gánh nặng thì hội thảo “Gánh nặng bệnh tật và quản lý bệnh không lây nhiễm” do Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (Trường Đại học Y Hà Nội) tổ chức hết sức có ý nghĩa.

Hội thảo “Gánh nặng bệnh tật và quản lý bệnh không lây nhiễm” do PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội; PGS.TS. Kim Bảo Giang - Phó Viện trưởng Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng cùng bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - đại diện WHO tại Việt Nam - đồng chủ trì.

Nhằm góp phần quản lý bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam, Trường Đại học Y Hà Nội đã thực hiện dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam", do PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng làm Giám đốc. Dự án nhằm nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của Việt Nam, đồng thời, thành lập Đơn vị chuyên sâu về đào tạo và nghiên cứu về bệnh này tại Trường. Năm 2020 là năm đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội tuyển nghiên sinh nghiên cứu viên bằng tiếng Anh, trong đó, có 4 thạc sĩ và 3 nghiên cứu viên lâm sàng đã bắt đầu chương trình.

PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng, Bs. Nguyễn Tuấn Lâm và PGS.TS. Kim Bảo Giang chủ trì hội thảo

PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng, Bs. Nguyễn Tuấn Lâm và PGS.TS. Kim Bảo Giang chủ trì hội thảo

PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng cho biết, việc tuyển sinh thạc sĩ dịch tễ học bằng tiếng Anh nhằm đào tạo nghiên cứu viên có kiến thức vững vàng về nguyên lý của dịch tễ học, thiết kế nghiên cứu, có kiến thức và phân tích được các vấn đề sức khỏe và các yếu tố có liên quan, thông qua các kỹ năng cơ bản về phân tích thống kê và dịch tễ học. Bên cạnh đó, việc đào tạo thực tập sinh trình độ tiến sĩ nhằm giúp các học viên trở thành các nhà khoa học có năng lực tự thiết kế, triển khai các nghiên cứu lâm sàng, cộng đồng trong lĩnh vực dịch tễ, có khả năng tự phát triển đề cương nghiên cứu kinh phí từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước.

PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội - thông tin về dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam”.

PGS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội - thông tin về dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam”.

Từ Austrailia, TS. Nguyễn Tuấn Anh (nghiên cứu viên cao cấp khoa Khoa học sức khỏe và lâm sàng, Đại học South Austrailia) chia sẻ trực tuyến về việc xây dựng kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh sa sút trí tuệ từ phân tích thực trạng của Việt Nam. Theo TS. Tuấn Anh, Việt Nam là một trong các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới và bùng nổ bệnh không lây nhiễm, trong đó có sa sút trí tuệ. Gánh nặng sa sút trí tuệ tác động lên người bệnh, lên người chăm sóc bệnh nhân và tác động lên hệ thống y tế.

Thực tế cho thấy hệ thống y tế hiện nay chưa đáp ứng kịp cho sự chuyển dịch sang bệnh không lây nhiễm từ mô hình bệnh lây nhiễm. Bệnh viện vẫn là trọng tâm trong việc phân phối dịch vụ y tế, trong khi bệnh không lây nhiễm cần được chăm sóc kéo dài và tại y tế cơ sở, tại cộng đồng. Y tế cơ sở và các dịch vụ chăm sóc cộng đồng, hệ thống hỗ trợ xã hội cụ thể cho bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh sa sút trí tuệ còn rất hạn chế.

Các báo cáo viên trình bày các nghiên cứu mới nhất về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam

Các báo cáo viên trình bày các nghiên cứu mới nhất về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam

Từ phân tích thực tế, TS. Tuấn Anh cho rằng: Để đáp ứng dung hòa trong y tế và xã hội, cũng như sử dụng nguồn lực hạn hẹp một cách hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia gắn sa sút trí tuệ và sức khỏe tâm thần vào các sáng kiến và giải pháp hiện tại phòng chống các bệnh không lây nhiễm, là phù hợp. Một mô hình chăm sóc hợp nhất tập trung vào một hệ thống y tế cơ sở mạnh hơn, chăm sóc xã hội dựa trên cộng đồng, và cách tiếp cận già hóa một cách khỏe mạnh là thực sự cần thiết để cải thiện dự phòng, điều trị, chăm sóc và trợ giúp cho người bệnh sa sút trí tuệ và người chăm sóc tại Việt Nam.

Những nghiên cứu mới từ thực tế

Với nghiên cứu “Hiệu quả can thiệp sử dụng điện thoại trong kiểm soát cân nặng của người bệnh đái tháo đường loại 2”, bác sĩ Phan Ngọc Hân (Trường Đại học Y Hà Nội) đã chứng minh hiệu quả của can thiệp điều trị có sử dụng điện thoại di động ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Nhiều nghiên cứu mới mẻ về quản lý bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam được trình bày tại hội thảo

Nhiều nghiên cứu mới mẻ về quản lý bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam được trình bày tại hội thảo

Từ nghiên cứu mô hình bệnh ung thư của bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế từ 2008-2018, bác sĩ Võ Ngọc Hồng Phúc đã chỉ ra: Ung thư ở cơ quan tiêu hóa chiếm cao nhất (42,0%), tiếp đó là ung thư hô hấp (18,4%). Ngoài ra, có ba loại ung thư phổ biến ở nam là ung thư gan (22,2%), phổi (20,4%) và dạ dày (12,7%). Ba loại ung thư phổ biến ở nữ: ung thư vú (28,7%), ung thư phổi (12,5%) và ung thư tuyến giáp (10,2%).

Nghiên cứu cũng cho thấy: Ung thư đường niệu (30,8%) và cơ quan sinh dục nam (26,3%) cao nhất ở bệnh nhân lớn tuổi (70-79 tuổi). Ung thư vú (32,1%), tuyến giáp và tuyến nội tiết (31,6%) chiếm nhiều ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn (40-49 tuổi). Ở miền biển, ung thư dạ dày phổ biến nhất (20,1%). Ung thư gan gặp nhiều ở miền núi (18,9%); và ung thư phổi tỷ nhiều ở nông thôn và thành thị (lần lượt là 18,9% và 17,0%).

Các giảng viên tham gia dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam" do Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện

Các giảng viên tham gia dự án “Nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam" do Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện

Trên cơ sở đó, tác giả đề nghị cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe; vạch ra những ưu tiên trong các công tác phòng chống các loại ung thư thường được phát hiện muộ, đồng thờ, mở rộng quy mô việc dàng lọc phát hiện sớm ung thư.

Chia sẻ với VietTimes về ý nghĩa của hội thảo, PGS.TS. Kim Bảo Giang cho biết: Hội thảo “Gánh nặng bệnh tật và quản lý bệnh không lây nhiễm” là cơ hội để các cán bộ đến từ các trường đại học y, các viện và bệnh viện kết nối, giao lưu, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Từ tham luận của các nhà khoa học ở nước ngoài, hội thảo cập nhật được các kiến thức mới trong lĩnh vực không lây nhiễm, biết được khoảng trống nào ở Việt Nam cần lấp đầy, như báo cáo về thực trạng bệnh sa sút trí tuệ cho thấy thông tin tin cậy về hệ thống chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân sa sút trí tuệ và người chăm sóc họ rất quan trọng, để xây dựng một kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh này hiệu quả.

Hội thảo “Gánh nặng bệnh tật và quản lý bệnh không lây nhiễm” do Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng tổ chức
Hội thảo “Gánh nặng bệnh tật và quản lý bệnh không lây nhiễm” do Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng tổ chức

"Bên cạnh đó là những vấn đề cần phải thay đổi trong nâng cao năng lực, nguồn lực, cần thay đổi tư duy như hệ thống y tế truyền thống của Việt Nam chỉ đầu tư chủ yếu ở bệnh viện, trong khi nhiều người bệnh lại ở gia đình là chính. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của các bác sĩ ở các địa phương cũng mang đến những thông tin mới mẻ về tình hình bệnh không lây nhiễm, bổ sung vào bản đồ thông tin bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam" - PGS.TS. Kim Bảo Giang thông tin.