Sau chiến trường Trung Đông, cùng với sự xuất hiện của T-14 Armata, quân đội Mỹ đang nâng cấp xe tăng chủ lực hạng nặng của mình. Tăng Abrams M1A2C có một sứ mệnh rất khó khăn. Một mặt, chiếc xe phải là đối trọng nặng ký các thiết kế tăng mới và hiện đại của Nga, có được sự tương xứng trong một trận chiến tăng thiết giáp của lực lượng cơ giới hóa. Mặt khác, xe tăng phải đối đầu được với những thách thức như đã gặp phải trong cuộc chiến tranh Syria -Iraq.
Đây có thể là phiên bản nâng cấp mới nhất và cũng là bản nâng cấp cuối cùng của Abrams, được đưa vào biên chế từ năm 1980. Vào thời gian đó, Abrams là một công nghệ đổi mới đột phá của Quân đội Mỹ. Xe tăng sử dụng giáp Chobham sản xuất từ Anh, có hệ thống hỏa lực mạnh mẽ, không gian chiến đấu tốt hơn cho kíp xe. Abrams sử dụng động cơ tua-bin khí rất mạnh thay cho động cơ diesel.
Với những nâng cấp và hiện đại hóa không ngừng, Abrams giữ vững được vị thế là xe tăng hàng đầu trong khối NATO nhiều năm qua. Nhưng những năm gần đây, chiếc tăng hùng mạnh tụt hậu trong khả năng ngăn chặn tên lửa chống tăng các loại.
Phiên bản nâng cấp lớn cuối cùng của Abrams đến nay đã hơn mười năm tuổi. Bản cải tiên này nhằm tăng cường khả năng của xe tăng trên chiến trường đô thị. Nó bao gồm áo giáp bổ sung và có thể điều khiển súng máy hạng nặng trên tháp pháo từ trong xe tăng. Trên chiến trường Iraq, nếu xạ thủ nhô đầu khỏi tháp pháo để sử dụng súng máy, lập tức bị hạ bởi lính bắn tỉa.
Một trong những thành phần chính của phiên bản nâng cấp mới nhất là hệ thống bảo vệ tích cực mới (Hệ thống bảo vệ chủ động Trophy (APS) của Israel). APS được sử dụng để đánh chặn các tên lửa chống tăng của đối phương. Hệ thống phòng thủ tích cực có một radar kiểm soát không gian xung quanh xe tăng và phóng đạn phòng thủ, tiêu diệt tên lửa chống tăng tấn công khi tiếp cận gần thành xe.
Chiếc tăng Abrams trở thành xe thiết giáp nặng nhất mọi thời đại do được trang bị thêm giáp mũi xe, các tấm giáp phản ứng nổ thân xe và giáp phản ứng nổ xung quanh tháp pháo. Giáp phản ứng Abrams (ARAT) là hộp phẳng chứa thuốc nổ, được gắn trên các bề mặt của xe. Khi một quả tên lửa bắn trúng, hộp sẽ phát nổ và phá hủy đạn chống tăng.
Không có thông tin về việc những giáp phản ứng nổ này có chống được đạn xuyên giáp dưới cỡ hay không. Theo những thông số kỹ chiến thuật, cả hai hệ thống APS và ERA đều không có khả năng chống lại đạn xuyên giáp. Việc tăng cường hệ thống giáp chủ yếu để đối phó với đạn phóng lựu RPG các loại và tên lửa ATGM, đáp trả sự phát triển hệ thống tăng thiết giáp mới của Nga và chống chiến tranh du kích.
Xe tăng Mỹ cũng được trang bị các loại đạn mới và hệ thống kích nổ từ xa Ammunition DataLink. Hệ thống cho phép lập trình đầu đạn để phát nổ trong và trên mục tiêu, ví dụ là nổ trong tòa nhà và trên công sự chiến đấu của kẻ thù, không như trước đây, đầu đạn sẽ bay xuyên qua và sau đó phát nổ trên nền do va chạm.
Hơn nữa, xe được lắp thêm một động cơ phụ trợ. Động cơ cung cấp điện cho xe tăng hoạt động trong khi dừng, không cần khởi động tuabin khổng lồ. Điều này giảm thiểu khả năng bộc lộ xe tăng và khả năng tấn công của các tên lửa đầu dẫn tầm nhiệt.
Những cải tiến mới này khiến chiếc xe tăng Abrams phải trả giá đắt, đó là xe rất nặng, nặng hơn Leopard 2A6 của Đức hàng chục tấn
Nhưng nếu so sánh Abrams với xe tăng tiên tiến hàng đầu của Nga khá khập khiễng. T-14 Armata được thiết kế mới có nhiều điểm vượt trội so với M1A2C mới được nâng cấp. Nhưng điện Kremlin chỉ đặt mua 150 siêu xe tăng này. Ngay cả khi đã trang bị những xe tăng đầu tiên, quân đội Nga có khả năng sẽ không có hàng ngàn xe tăng như lo ngại ban đầu của các nước khác. Nhưng cũng như Đức, Nga có thể nhanh chóng triển khai một hệ thống dây chuyền sản xuất T-14 khi điều kiện chiến tranh yêu cầu.
Do không có nhiều nguy cơ phải tiến hành một cuộc chiến tổng lực, điện Kremlin tiếp tục phát triển các biến thể hiện đại hóa T72, T-90 và T-80. Về nguyên tắc những xe này có các tính năng tương tự như Abrams mới. Xe tăng mới T-90MS sử dụng cùng pháo tăng 2A82, được trang bị cho T-14 Armata. Pháo tăng này được thiết kế để mạnh hơn so với đời trước đó, nhưng chiếm một không gian lớn nhỏ hơn trong tòa tháp. Có thể T-72 và T-80 của Nga cũng sẽ được trang bị loại pháo này trên quy mô lớn.
Do Nga thường chế tạo các xe tăng nhẹ hơn và nhiều hơn so với các quốc gia NATO, do đó so sánh là khó khăn. Lớp giáp của xe tăng phương Tây mạnh hơn nhưng xe tăng Nga có tốc độ, cơ động linh hoạt và độ tin cậy cao. Trên thực tế, chiếc Abrams nặng tới 70 tấn sẽ nặng thêm do tăng các tính năng kỹ chiến thuật mới, điều đó sẽ gặp khó khăn lớn trên những chiến trường cần sức cơ động cao.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu