Không quân Nhật tăng tầm bắn tên lửa chống hạm đối phó Trung Quốc

VietTimes -- Cơ quan hậu cần Mua sắm và Công nghệ thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản (ATLA) lên kế hoạch phát triển các tên lửa hành trình không đối đất tầm xa nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho các đảo phía tây nam xa xôi của quốc gia biển này.
Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản mang tên lửa siêu âm ASM-3 thử nghiệm. Ảnh: Military Leak.
Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản mang tên lửa siêu âm ASM-3 thử nghiệm. Ảnh: Military Leak.

Mặc dù sự phát triển của tên lửa ASM-3 được hoàn thiện năm 2017, nhưng nó chưa được đưa vào biên chế vì tầm bắn khá hạn chế (200km). Tên lửa cần được tăng cường phạm vi tấn công nhằm đối phó với hệ thống phòng không tầm xa của Hải quân Trung Quốc. Bằng phát triển này, các kỹ sư Nhật Bản hy vọng tên lửa có thể được trang bị cho máy bay chiến đấu nội địa thế hệ tiếp theo của máy bay F-2, khi những máy bay này hết hạn sử dụng vào những năm 2030.

Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản phóng tên lửa siêu âm ASM-3 thử nghiệm. Ảnh: Military Leak.
Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản phóng tên lửa siêu âm ASM-3 thử nghiệm. Ảnh: Military Leak.

Tên lửa chống hạm ASM-3 (trước gọi là tên lửa chống hạm XASM-3) có thể tấn công trực tiếp vào tàu đối phương khi phóng thấp gần chân bán cầu radar của tàu mục tiêu, hoặc có thể lập trình cấu hình đường bay pop-up, từ góc phóng thấp hoặc trên độ cao, tên lửa sẽ leo lên cao và sau đó hạ độ cao xuống sát mặt nước biển ở khoảng cách gần mục tiêu, bật radar tìm kiếm và khóa mục tiêu cần tiêu diệt.

Hai kịch bản phóng tên lửa ASM-3 của không quân Nhật Bản. Ảnh: Military Leak.
Hai kịch bản phóng tên lửa ASM-3 của không quân Nhật Bản. Ảnh: Military Leak.

Khả năng sống còn của F-2 khi phóng đạn là quan trọng nhất trong các phương án tấn công. Một đòn tập kích trực tiếp ở độ cao thấp cho phép F-2 bay dưới chân bán cầu radar, nhưng khi phóng ở tầm cao hơn, F-2 sẽ nằm trong phạm vi phát hiện ra radar. Nếu ASM-3 có tầm bắn hơn 400km, F-2 sẽ nằm ngoài phạm vi tấn công của tên lửa SAM trên tàu mục tiêu. 

Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MOD) cũng đang có kế hoạch lắp đặt động cơ ramjet, trang bị công nghệ dẫn đường quán tính/hỗn hợp (vệ tinh và radar mặt đất) cho ASM-3 để phát triển biến thể lắp đặt trên xe vận tải, trên tàu với tầm bắn xa hơn.

ASM-3 là tên lửa chống hạm có tốc độ siêu âm do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi chế tạo nhằm thay thế các tên lửa đã lỗi thời ASM-1 và ASM-2. Tên lửa được trang bị cho máy bay chiến đấu Mitsubishi F-2 thuộc Lực lượng phòng vệ không quân Nhật Bản. Tháng 11.2015, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ tiến hành thử nghiệm phóng đạn thật XASM-3 vào năm 2016 với tàu mục tiêu đã thanh lý là JDS Shirane. Tháng 02.2017, một chiếc F-2 thực hiện vụ thử nghiệm phóng tên lửa, chuẩn bị cho vụ phóng đạn thật tấn công mục tiêu. Nhật Bản lên kế hoạch sản xuất hàng loạt năm 2018. Video thử nghiệm được quay vào tháng 8 năm 2017.

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản phóng tên lửa siêu âm ASM-3 thử nghiệm. Video: Japan Air Self Defense Force.