Chiếc máy bay không người lái MAGMA được thiết kế theo sơ đồ cánh bay rộng 12 feet (3.657 m) sử dụng động cơ phản lực này có thể là nguyên mẫu đầu tiên giúp tập đoàn BAE phát triển các máy bay chiến đấu tàng hình gần như tuyệt đối trước màn hình radar. Theo những nghiên cứu khoa học, các cánh điều khiển chiếm một phần đáng kể diện tích phản xạ hiệu dụng tín hiệu radar của máy bay.
Thay vì cánh lái, cánh vây nhỏ ailerons và những cánh điều khiển thông thường khác, MAGMA sử dụng hai công nghệ mới tạo khả năng cơ động của máy bay.
Theo đó, hệ thống kiểm soát và điều khiển cơ động trên cánh máy bay “trích khí nén từ động cơ phản lực của máy bay và đẩy khí với tốc độ siêu âm qua khe hở cạnh sau cánh bay để kiểm soát máy bay” - đại diện của tập đoàn BAE Systems cho biết.
Theo giải thích của tập đoàn, đường khí thổi ra từ cánh máy bay sử dụng công nghệ vecto lực đẩy, "sử dụng khí phụt theo các hướng khác nhau, làm thay đổi hướng trục máy bay."
Công nghệ điều khiển máy bay sử dụng dòng khí siêu âm. Ảnh The Drive
|
Bill Crowther, chủ nhiệm kỹ thuật dự án MAGMA của trường đại học Manchester, cho biết trong một thông cáo báo chí của BAE Systems: "Những thử nghiệm này là bước tiến quan trọng trong nỗ lực của dự án hợp tác nhằm tìm kiếm các khung hình máy bay". Và, "những gì chúng tôi muốn thực hiện thông qua chương trình này thực sự mang tính đột phá trong công nghệ máy bay tàng hình."
Trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, UAV MAGMA có hai vây thẳng đứng nhỏ để ổn định thân máy bay. Các vây này là nguồn phản xạ tín hiệu radar đáng kể, nhưng có thể là gắn tạm thời. "Các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo, lên kế hoạch trong những tháng tới nhằm tìm kiếm và thử nghiệm các công nghệ điều khiển bay mới, mục đích cuối cùng là cấu trúc máy bay không có bất kỳ cánh điều khiển cơ động hoặc vây ổn định bay nào" - thông cáo báo chí của BAE Systems cho biết.
Máy bay không người lái MAGMA không phải là nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên của BAE System trong chương trình UAV không có cánh điều khiển cơ động. Năm 2010, BAE System đã phối hợp với Đại học Cranfield phát triển và thử nghiệm máy bay không người lái Demon nhỏ hơn, sử dụng dòng khí nén phụt sau cánh cho khả năng cơ động. UAV Demon là kết quả của sáng kiến nghiên cứu trị giá 8 triệu đô la trong 5 năm mà BAE Systems ký kết vào năm 2005. Máy bay không người lái MAGMA là sự tiếp tục của chương trình này.
Năm 1975, John Kelly, nhà nghiên cứu khoa học của Boeing cho biết, sự di chuyển các cánh điều khiển là rào cản lớn cho phát triển các máy bay chiến đấu tàng hình. "Loại bỏ các các cánh điều khiển là một hướng để thiết kế các phương tiện bay có độ hiệu dụng RCS thấp" - Kelly đã viết trong một nghiên cứu của công ty.
Kelly so sánh một thân máy bay trơn với thân máy bay có các cánh điều khiển cơ động. Thân máy bay trơn có độ phản xạ radar khoảng 0,01 feet vuông (0,00304 m2). Nhưng với khung máy bay có các cánh điều khiển có độ phản xạ radar lên đến 5 feet vuông (1,52m2).
Các hệ thống cánh điều khiển trên các máy bay tàng hình hiện tại như B-2, F-22 và F-35 được hạn chế các chuyển động nhằm giảm thiểu tối đa độ phản xạ tín hiệu radar. Bằng máy bay không người lái MAGMA, BAE Systems đang hướng tới thiết kế máy bay có rất ít hoặc không có các cánh di chuyển và các vây ổn định, sẽ tăng khả năng tàng hình lên rất nhiều.
Máy bay không người lái UAV và máy bay chiến đấu trên tàu sân bay. Ảnh Drive
|
Điều cần quan tâm, là đã xuất hiện các mẫu radar công nghệ hồng ngoại bước sóng dài, cho phép phát hiện vật thể bay trên khoảng cách rất xa mà không cần dùng tín hiệu radio. Đây có thể là một thực tế khiến các hãng chế tạo các phương tiện sử dụng công nghệ tàng hình thành những kẻ thất bại.