Chuyên gia này yêu cầu giấu tên khi đề cập đến thông tin cá nhân, cho biết. Phần lớn vấn đề phụ thuộc vào việc Foxconn Technology Group, doanh nghiệp Đài Loan điều hành cơ sở này, có thể nhanh chóng có được nhân viên và đưa trở lại dây chuyền lắp ráp như thế nào sau những cuộc biểu tình bạo lực chống lại các biện pháp cách ly ngăn chặn Covid. Nếu việc đóng cửa tiếp tục diễn ra trong những tuần tới, kế hoạch sản xuất iPhone trong năm 2022 có thể sẽ bị đẩy lùi sang năm 2023.
Khuôn viên nhà máy lắp ráp iPhone ở Trịnh Châu đã bị phong tỏa do tình trạng cách ly và tâm lý bất ổn của công nhân trong nhiều tuần sau khi hàng loạt ca nhiễm Covid khiến Foxconn và chính quyền địa phương phải vật lộn với những hoạt động khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự bùng phát. Hàng nghìn nhân viên bỏ việc vào tháng 10 do thiếu lương thực và nhu yếu phẩm được nhà sản xuất thay thế bằng những công nhân mới tuyển dụng. Nhưng những nhân mới tiếp tục phản đối việc trả lương, hỗ trợ và các hoạt động kiểm dịch.
Cơ sở Foxconn Trịnh Châu sản xuất phần lớn iPhone 14 Pro và Pro Max, những thiết bị cầm tay có nhu cầu cao nhất của Apple trong năm 2022. Những điện thoại cao cấp này được sản xuất nhằm bù đắp cho nhu cầu sụt giảm với các mẫu iPhone 14 thông thường. Apple hạ mục tiêu sản xuất tổng thể của doanh nghiệp xuống còn khoảng 87 triệu chiếc so với dự báo trước đó là 90 triệu chiếc, Bloomberg News cho biết.
Apple và Foxconn tăng ước tính về sự thiếu hụt sản phẩm ở Trịnh Châu trong hai tuần qua do sự gián đoạn sản xuất ngày càng tăng, cả hai doanh nghiệp đều cho rằng chỉ có thể bù đắp 6 triệu đơn vị sản lượng bị mất vào năm 2023.
Các nhà phân tích thuộc Morgan Stanley đầu tháng 11 ước tính, lượng thiếu hụt mẫu iPhone Pro vào khoảng 6 triệu chiếc trong năm 2022, nhưng đó là trước khi bạo lực bùng phát ở Trịnh Châu vào tuần trước. Điều này cho thấy, số lượng thiếu hụt có thể lớn hơn tính đến thời điểm này. Apple và Foxconn hiện chưa trả lời các yêu cầu bình luận của giới báo chí.
Sự hỗn loạn ở iPhone City, hay còn gọi là khu liên hợp Trịnh Châu, là một nhắc nhở rõ ràng về những rủi ro đối với chuỗi cung ứng rộng lớn của Apple tại Trung Quốc. Foxconn đã nỗ lực dập tắt các cuộc biểu tình do những công nhân mới được tuyển dụng đến Trịnh Châu gây nên và từ chối các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đại dịch Covid bằng giải pháp trả tiền cho bất kỳ công nhân nào lựa chọn rời nhà máy về nhà. Cuối tuần qua, doanh nghiệp tăng thêm khoản tiền thưởng lên tới 1.800 USD mỗi tháng cho những nhân viên làm việc toàn thời gian ở nhà máy cho đến tháng 12 và tháng 1/2023.
Có thể thấy rất rõ ràng, những cuộc biểu tình bất thường ở Trịnh Châu làm trầm trọng thêm môi trường kinh doanh vốn đã quá nhiều khó khăn và thách thức. Khu liên hợp khổng lồ này sử dụng tới 200.000 công nhân trong mùa sản xuất iPhone cao điểm. Hơn 20.000 nhân viên mới tuyển dụng được cho là đã rời đi sau các cuộc biểu tình, gây tổn thất nặng nề cho Foxconn.
Chuyên gia về dây chuyền lắp ráp iPhone cho biết, sự ra đi của nhóm công nhân mới ảnh hưởng không lớn đến sản xuất hơn so với sự cách ly của những nhân viên hiện tại do đã có bề dày kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Foxconn đang nỗ lực tuyển dụng thêm nhân viên với sự giúp đỡ từ các quan chức chính quyền địa phương. Công ty Đài Loan, nhà tuyển dụng khu vực tư nhân lớn nhất Trung Quốc, có nhiều năm kinh nghiệm đã từng thuê hàng chục nghìn nhân viên lắp ráp, đặc biệt trong mùa cao điểm như hiện nay.
Đầu tháng 11, Apple và Foxconn, còn được gọi là Hon Hai Precision Industry Co., cho biết số lượng các lô hàng iPhone cao cấp mới nhất sẽ thấp hơn dự kiến trước đây do lệnh phong tỏa của Trung Quốc nhưng không cung cấp thông tin cụ thể.
Các nhà phân tích Morgan Stanley cũng đã chỉ ra một tình huống tồi tệ nhất đối với Apple và Foxconn với khả năng nhà máy lắp ráp Trịnh Châu không thể xuất xưởng bất kỳ chiếc iPhone nào trong thời gian còn lại của năm. Các nhà phân tích do Sharon Shih dẫn đầu trong báo cáo nghiên cứu ngày 7/11 chỉ ra rằng, điều đó sẽ dẫn đến doanh số dự kiến của Hon Hai suy giảm 20% trong quý này.
Theo Bloomberg News