Nga “nước sôi lửa bỏng” với những nút thắt nhạy cảm chính trị thế giới

VietTimes -- Cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 18/3/2018 đang tới gần là một trong những nút thắt cực kỳ nhạy cảm trong nền chính trị thế giới, trong đó Phương Tây do Mỹ đứng đầu đang ráo riết tạo dựng và thực thi mọi thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt nhất để làm thất bại nỗ lực của Tổng thống Nga V.Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tới.
Tổng thống Nga Putin đang đứng trước những thử thách lớn
Tổng thống Nga Putin đang đứng trước những thử thách lớn

Có nhiều chuyện tưởng chừng diễn ra độc lập nhưng thực chất đang gắn kết với nhau xoay quanh kịch bản trên đây.

Chuyện thứ nhất: Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố "rất có khả năng Matxcơva đứng sau vụ cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal bị đầu độc bằng chất độc thần kinh”. Câu chuyện này  được giới phân tích chính trị quốc tế nhận định chẳng khác gì chuyện năm 2003 Ngoại trưởng Mỹ Collin Powell cầm trong tay một chiếc lọ thủy tinh chứa chất bột trắng gì đó và giơ lên trước mặt các quan chức tại phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và khẳng định như đinh đóng cột rằng “đây là vũ khí hóa học của Iraq” [1].

Ngoại trưởng Mỹ Collin Powell năm đó bịa ra chuyện “Iraq sở hữu vũ khí hóa học” để cho Tổng thống G.W.Bush phát động cuộc chiến tranh xâm lược Iraq mà về sau chính ông tự thú nhận rằng mình đã sai lầm. Còn hiện nay Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc “Nga đứng sau vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc bằng chất” để dọn đường dư luận cho hành động của Phương Tây can thiệp để tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống ở Nga đang tới gần nhằm ngăn cản ứng cử viên V.Putin giành thắng lợi.

Chuyện thứ hai là ở Syria. Theo tướng Valery Garasimov, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, cho biết Mỹ đang gấp rút chuẩn bị gây hấn, theo đó họ xúi giuc các tổ chức khủng bố sử dụng chất độc hóa học nhằm vào dân thường, sau đó lại hô hoán lên và cáo buộc “Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học” để phát động chiến tranh phá hoại nhằm vào các công trình quân sự và dân sự của Syria ở thủ đô Damascus mà ở đó có mặt các lực lượng của Nga. Chuyện này chẳng khác gì việc Mỹ gây ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để phát động chiến tranh phá hoại ở Việt Nam trong thế kỷ XX.

Nhưng Syria không phải là Việt Nam. Tướng Valery Garasimov cảnh báo, một khi Mỹ không kích Syria và đe dọa sự an toàn của các lực lượng của Nga thì Matxcơva sẽ có hành động đáp trả ngay lập tức!

Tuần trước, Bộ ngoại giao Syria ra tuyên bố, ngày 11/3/2018, các lực lượng khủng bố đã chủ ý gây ra vụ tấn công hóa học nhằm vào dân thường khiến một số phụ nữ bị đầu độc. Hiện nay, các lực lượng khủng bố đã sở hữu hàng tấn chất độc hóa học. Nhớ lại: tháng 4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã từng ra lệnh sử dụng 59 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công một sân bay của Syria với cớ “Quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở tỉnh Idlib khiến 80 người thiệt mạng”.

Trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng” hiện nay, Ủy ban quốc phòng của Duma quốc gia Nga đề nghị thiết lập vùng cấm bay trên toàn không phận Syria để ngăn chặn hành động phiêu lưu của Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại ở quốc gia này.

Cuộc chiến khủng bố và chống khủng bố ở Syria đã trở thành cuộc đối đầu Mỹ-Nga và rất có thể châm ngòi một cuộc chiến tranh thế giới mới. Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga V.Putin đọc ngày 1/3/2018 đã gửi đi một thông điệp rằng mọi mưu toan kiềm chế Nga đã phá sản nhằm làm mát “những cái đầu nóng” ở Washington.

Liệu “hiệu ứng làm mát” đó có tác dụng hay không? Đúng 1 tuần sau kể từ khi Tổng thống Nga V.Putin đọc Thông điệp liên bang, một nhóm thượng nghị sỹ Mỹ gồm các ông Jeff Merkley, Diane Fainstin, Edward Markey và Bernie Sanders đã gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson đề nghị hối thúc bắt đầu một vòng đàm phán mới với Nga để bàn về ổn định chiến lược liên quan đến việc Nga sở hữu các loại vũ khí mới.

Trước đó, trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ John Rood cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện đã triển khai không có khả năng vô hiệu hóa vũ khí của Nga và may ra chỉ có thể đối phó với tên lửa của Triều Tiên nhưng là trong trường hợp họ phóng từng quả một chứ không phải phóng hàng loạt. Còn tên lửa của Nga lại có tính năng siêu vượt trội so với vũ khí của Triều Tiên, không chỉ phóng hàng loạt mà còn có khả năng cơ động và tàng hình[4]./.

Nguồn tài liệu tham khảo:

 [1] Пробирка Пауэлла от Терезы Мэй. А Россия - это «СССР». https://zen.yandex.ru/media/oleglurie/probirka-pauella-ot-terezy-mei-a-rossiia-eto-sssr-5aa79b9a4826776e12a282a4

[2] Генштаб РФ пригрозил ответить США в случае удара по Дамаску. http://maxpark.com/community/13/content/6251224

[3]В Госдуме предлагают объявить небо над Сирией бесполетной зоной и "сбивать все, что там будет летать". http://nashaplaneta.su/news/v_gosdume_predlozhili_objavit_bespoletnuju_zonu_nad_siriej_na_sluchaj_ataki_ssha/2018-03-13-28776

[4] Наконец-то, нашлись умные люди! - "Сенаторы США испугались Путина". ПУТИНАhttps://mail.google.com/mail/u/0/#inbox/1620f679a741d161