Cũng theo báo cáo của Trung tâm Tình báo Lực lượng Hàng không Vũ trụ (National Air and Space Intelligence Center) và Ủy ban tình báo quân sự về tên lửa đạn đạo (Defense Intelligence Ballistic Missile Analysis Committee) thì "sự kết hợp của tốc độ cao, khả năng cơ động, và độ cao khi bay tương đối thấp làm cho chúng trở thành mục tiêu khó nhằn đối với mọi hệ thống phòng thủ tên lửa".
Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng vũ khí siêu thanh mà Nga và Trung Quốc đang phát triển là " mục tiêu đầy thách thức" đối với hệ thống phòng thủ tên lửa, hãng Bloomberg đưa tin trích dẫn báo cáo của cơ quan tình báo quân sự Mỹ.
Trong báo cáo của mình, các cơ quan tình báo quân sự dự đoán rằng Nga sẽ duy trì lực lượng tên lửa chiến lược có sức mạnh ghê gớm nhất so với các nước khác, bản tin nhận xét.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà bình luận, người đứng đầu bộ phận quân sự của Câu lạc bộ Izborsky Vladislav Shurigin đưa ra ý kiến Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gia tăng ngân sách quân sự của mình, với lý do các mối đe dọa dường như xuất phát từ nước Nga.
"Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ nói rằng, cần phải sửa đổi ngân sách quân sự theo hướng ngày càng tăng. Trong thực tế, nó tăng (ở Mỹ) liên tục trong suốt 80 năm qua. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã hướng theo chính sách tương tự như đã được thực hiện dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan với việc siêu gia tăng ngân sách quân sự. Bởi vì xuất hiện căn bệnh sợ hãi ám ảnh (fobia), những "khiếp sợ kinh hoàng" được tạo ra do các loại siêu vũ khí Trung Quốc và Nga. Do đó, Mỹ cần phải tái vũ trang, như họ nói", ông Vladislav Shurigin cho biết.
Theo ý kiến của chuyên gia, vũ khí siêu thanh thực sự làm suy giảm đáng kể khả năng bảo vệ của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.
"Bất kỳ đối tượng cơ động nào đều đặt ra trước hệ thống phòng thủ tên lửa một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Khi xuất hiện nhiều đối tượng cùng một lúc thì còn khó khăn gấp bội. Và khi chúng lên đến hàng chục, hàng trăm, thì sẽ xuất hiện hiệu ứng "chuyển mạch quá tải", tức là nó không thể điều khiển được nữa.
Trong trường hợp này những vũ khí tấn công siêu thanh mà hiện nay Nga đang phát triển đã làm giảm thiểu đáng kể khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Trước hết, bởi vì chúng (các cơ sở phòng thủ tên lửa Mỹ) sẽ bị phá hủy trong những giây đầu tiên", ông Vladislav Shurigin kết luận.
Trước đó, đánh giá về tên lửa siêu thanh Zircon, ông Dmitry Rogozin, Phó Thủ tướng phụ trách giám sát ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho rằng, khả năng phát triển vũ khí siêu thanh của Nga đang sánh ngang với chương trình tương tự của Mỹ. Và nếu so sánh Zircon với tên lửa hành trình siêu thanh X-51A Waverider do Mỹ phát triển thì Zircon đã đạt được kết quả tốt hơn. Cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh X-43A vào tháng 8/2014 ở Alaska đã bị thất bại hoàn toàn. Với tên lửa Nga không bao giờ xảy ra những lần thử thất bại.
Theo Sputnik