Việt Nam xếp top 5 khu vực châu Á về lượng người sử dụng IPv6

VietTimes -- Tính đến 31/10, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 10% với 4,3 triệu người sử dụng IPv6, đứng thứ 3 khu vực ASEAN (sau Malaysia, Thái Lan) và thứ 5 khu vực châu Á (sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan).
IPv6 được xác định là một xu hướng công nghệ tất yếu trong giai đoạn mới với nhu cầu sử dụng số lượng địa chỉ IP khổng lồ. Ảnh minh hoạ: VIA
IPv6 được xác định là một xu hướng công nghệ tất yếu trong giai đoạn mới với nhu cầu sử dụng số lượng địa chỉ IP khổng lồ. Ảnh minh hoạ: VIA

Đó là một trong những nội dung nổi bật vừa được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố tại Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017, trong khuôn khổ Hội thảo Internet Day, vừa diễn ra ngày 22/11. Ấn phẩm năm nay cũng đặc biệt gắn với Lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam, thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc của Internet quốc gia qua các chỉ số đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia “.VN”, địa chỉ IP, số hiệu mạng ASN và các chỉ số truy vấn, lưu lượng của hệ thống Trạm trung chuyển Internet quốc gia Việt Nam.

Theo Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2017, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam tăng trưởng mạnh từ tháng 4/2016. Theo thống kê từ APNIC, tính đến cuối tháng 10/2017, tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 10% (khoảng 4,3 triệu người sử dụng IPv6); đứng thứ 3 khu vực ASEAN (sau Malaysia, Thái Lan) và thứ 5 khu vực châu Á (sau Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan). Trong năm 2017, số lượng tên miền “.vn” chạy IPv6 cũng tăng trưởng đột phá với 4.156 tên miền.
Tỉ lệ ứng dụng IPv6 chung của Việt Nam có được là do kết quả triển khai tốt dịch vụ IPv6 của hai doanh nghiệp tiêu biểu là FPT Telecom, Tập đoàn VNPT và hoạt động ổn định của hệ thống mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng mạng DNS quốc gia và Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX).
Cụ thể, tính đến tháng 7/2017, FPT đã cung cấp dịch vụ IPv6 cho khoảng 882.230 khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng cố định. Đến 31/10/2017, tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của FPT Telecom đạt khoảng 34,61% (nguồn APNIC).
Cũng đến tháng 7/2017, VNPT đã triển khai dịch vụ IPv6 cho hơn 500.000 thuê bao khách hàng băng rộng cố định trên 22 tỉnh/ thành phố; thử nghiệm triển khai dịch vụ 4G LTE trên nền tảng IPv6; tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của Tập đoàn tăng trưởng bứt phát từ 0,03% vào tháng 01/2017 lên khoảng 7,92% vào cuối tháng 10/2017 (nguồn APNIC).
Tỉ lệ ứng dụng IPv6 chung của Việt Nam có được là do kết quả triển khai tốt dịch vụ IPv6 của hai doanh nghiệp tiêu biểu là FPT Telecom, Tập đoàn VNPT và hoạt động ổn định của hệ thống mạng cơ sở hạ tầng IPv6 quốc gia trên nền tảng mạng DNS quốc gia và Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX).
Tính đến tháng 7/2017, FPT đã cung cấp dịch vụ IPv6 cho khoảng 882.230 khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng cố định. Đến 31/10/2017, tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của FPT Telecom đạt khoảng 34,61% (nguồn APNIC).
Cũng đến tháng 7/2017, VNPT đã triển khai dịch vụ IPv6 cho hơn 500.000 thuê bao khách hàng băng rộng cố định trên 22 tỉnh/ thành phố; thử nghiệm triển khai dịch vụ 4G LTE trên nền tảng IPv6; tỉ lệ truy cập ra quốc tế qua IPv6 của Tập đoàn tăng trưởng bứt phát từ 0,03% vào tháng 01/2017 lên khoảng 7,92% vào cuối tháng 10/2017 (nguồn APNIC).

Nhìn lại khởi điểm từ khi tên miền quốc gia Việt Nam đầu tiên “vista.gov.vn” được cấp phát vào ngày 01/12/1997, đến khi Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) được thành lập tiếp quản công tác quản lý tên miền quốc gia việt Nam “.VN”, số lượng tên miền được duy trì từ 543 tên (năm 2000) đã có bước tiến nhảy vọt, giữ tốc độ tăng trưởng tốt ngay cả trong những giai đoạn chịu sự tác động khó khăn của nền kinh tế nước nhà và thế giới. Liên tục đứng đầu khu vực Đông Nam Á từ năm 2011, tính đến tháng 10/2017, “.VN” đã đạt 422.601, vươn lên vị trí thứ 7 trong danh sách top 10 Tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLDs) có số lượng tên miền đăng ký sử dụng lớn nhất khu vực châu Á.

Bên cạnh tên miền không dấu “.VN”, tên miền tiếng Việt cũng có sự thay đổi lớn trong biểu phí và mô hình quản lý. Trong năm 2017, VNNIC đã hoàn thiện và vận hành hệ thống tiếp nhận đăng ký sử dụng tên miền tiếng Việt áp dụng chuẩn giao thức EPP theo mô hình cơ quan quản lý – Nhà đăng ký, tạo môi trường cạnh tranh trong quá trình cung cấp dịch vụ giữa các Nhà đăng ký và đòi hỏi các Nhà đăng ký phải hoàn thiện hệ thống kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.