Việt Nam đang có khoảng 3,8 triệu người mắc bệnh tiểu đường

VietTimes -- Ước tính hiện có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam mắc tiểu đường, chiếm tỷ lệ 6% dân số trưởng thành. Điều trị tiểu đường hiện đã có nhiều tiến bộ theo hướng cá thể hóa khi xem xét các yếu tố nguy cơ tim mạch, các bệnh đi kèm ở từng bệnh nhân để lựa chọn điều trị phù hợp.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thy Khuê – Chủ tịch Liên chi Hội Đái tháo đường & Nội Tiết TP.HCM (trái) chủ trì hội nghị khoa học trực tuyến. Ảnh: Ngân Phương.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thy Khuê – Chủ tịch Liên chi Hội Đái tháo đường & Nội Tiết TP.HCM (trái) chủ trì hội nghị khoa học trực tuyến. Ảnh: Ngân Phương.

Hội thảo khoa học trực tuyến do Liên chi hội Đái tháo đường và Nội tiết TP. HCM phối hợp cùng AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức. 

Bên cạnh những yếu tố nguy cơ về tim mạch thì có 30% bệnh nhân tiểu đường Việt Nam có đạm niệu, đây được xem là dấu chỉ sớm của biến chứng suy thận về sau. Hiện, đã có khuyến cáo về việc tầm soát sớm và định kỳ chức năng thận bao gồm đạm niệu cho bệnh nhân mắc tiểu đường.

PGS. Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Liên chi Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Nghiên cứu cho thấy việc dùng hoạt chất thuộc nhóm SGLT2i trong phòng ngừa tiên phát những biến chứng tim thận trên phổ rộng dân số tiểu đường".

Các chuyên gia cũng nhận định, cùng với các nghiên cứu về tim mạch cũng cho thấy tác dụng khác biệt trong giảm biến cố thận trên phổ rộng các bệnh nhân tiểu đường; bao gồm các bệnh nhân có hoặc chưa có bệnh lý tim mạch do xơ vữa.

Việc sàng lọc sớm bệnh thận sẽ giúp can thiệp sớm và quản lý hiệu quả các bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới; bao gồm cả Việt Nam, từ đó giúp cải thiện tiên lượng về thận và tim mạch cho bệnh nhân.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị và quản lý tốt khi mắc bệnh tiểu đường còn khiêm tốn. Việc ngăn ngừa sớm biến chứng trên thận, bảo vệ toàn diện tim thận cho bệnh nhân càng trở nên cấp thiết để giúp duy trì cuộc sống ổn định và giảm gánh nặng kinh tế sau này.