Lực lượng vũ trang thống nhất của Đức từ năm 1935 đến 1945 được gọi là Wehrmacht, bao gồm Heer (Lục quân), Kriegsmarine (Hải quân), và Luftwaffe (Không quân).
Từ ngày 2 tháng 8 năm 1934, các thành viên của lực lượng vũ trang bị yêu cầu phải thực hiện một lời tuyên thệ phục tùng vô điều kiện đối với cá nhân Hitler. Trái ngược với lời tuyên thệ trước, trong đó yêu cầu phải trung thành với hiến pháp của đất nước và những cơ sở hợp pháp, lời tuyên thệ mới đòi hỏi quân nhân phải tuân theo Hitler kể cả khi nhận được lệnh làm điều gì đó phi pháp.
Tổng số binh sĩ phục vụ cho Wehrmacht từ 1935 đến 1945 là khoảng 18,2 triệu; và 5,3 triệu trong số đó đã tử trận.
Bên cạnh lực lượng vũ trang thống nhất Wehrmacht, Đức Quốc Xã còn duy trì một lực lượng bán vũ trang hùng hậu và đặc biệt nguy hiểm khác được gọi là SA và SS.
Trong đó, Sturmabteilung (SA; Biệt đội Bão táp; Quân áo nâu) thành lập vào năm 1921 là lực lượng bán quân sự đầu tiên của đảng Quốc xã. Nhiệm vụ ban đầu của SA là bảo vệ những lãnh đạo đảng tại những kỳ hội họp và đại hội.
Đến năm 1934, dưới sự lãnh đạo của Ernst Röhm, SA đã có hơn nửa triệu thành viên, 4,5 triệu bao gồm cả quân dự bị, tại thời điểm mà quân đội chính quy vẫn bị hạn chế ở con số 100.000 theo Hòa ước Versailles.
Trong khi với SS, từ một đơn vị nhỏ với số lượng thành viên ít ỏi đặt dưới sự bảo trợ của SA ban đầu, Schutzstaffel (SS) đã phát triển thành một trong những lực lượng lớn và hùng mạnh bậc nhất tại Đức Quốc xã. Dưới sự lãnh đạo của Reichsführer-SS (Thống chế SS) Heinrich Himmler từ năm 1929, đến năm 1938 SS đã có hơn 250.000 thành viên và tiếp tục lớn mạnh.
Với sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai, các đơn vị SS được gọi là Einsatzgruppen đã theo chân quân đội tiến vào Ba Lan, Liên Xô và tàn sát hơn hai triệu người, bao gồm cả 1,3 triệu người Do Thái, trong giai đoạn 1941 đến 1945. Lực lượng SS-Totenkopfverbände (đơn vị đầu tử thần) phụ trách quản lý các khu trại tập trung và trại hủy diệt, những địa điểm mà đã có hàng triệu người Do Thái bị sát hại.
Những thước phim tư liệu dưới đây làm bằng chứng cho thấy phát xít Đức không những từng nắm giữ lực lượng quân đội mạnh mẽ mà công nghệ quân sự cũng tiên tiến vượt bậc so với các quốc khác cùng thời gian.
N.S