Những tài liệu thu được từ di vật của binh sĩ tử trận
Theo truyền thông Hàn Quốc NK INSIDER, di vật của người lính Triều Tiên tử trận bao gồm một số tài liệu quan trọng, trong đó có bản tổng kết kinh nghiệm tác chiến của Lữ đoàn 94 của Triều Tiên, ghi chép về trao đổi với quân đội Nga và kế hoạch nhiệm vụ hàng ngày.
Trong số đó, bài viết "Kinh nghiệm chiến đấu và bài học của Lữ đoàn 94" đặc biệt gây chú ý, ghi lại chi tiết kinh nghiệm và tổng kết mà quân đội Triều Tiên tích lũy được khi hợp tác với quân đội Nga. Ngoài ra, biên bản cuộc họp giữa quân đội Triều Tiên và Bộ tư lệnh Lực lượng Đổ bộ đường không Nga cũng tiết lộ sự trao đổi chặt chẽ giữa hai quân đội về chiến lược tác chiến.
Tinh thần kiên cường và ý chí cao mà quân đội Triều Tiên là điểm nổi bật nhất trong kinh nghiệm chiến đấu của họ. Binh lính Triều Tiên nhấn mạnh rằng ngay cả khi đối mặt với kẻ thù được trang bị tốt, chỉ cần có ý thức hệ, niềm tin và tinh thần chiến đấu vững chắc, họ vẫn có thể khắc phục được điểm yếu và giành chiến thắng. Trong phối hợp với lực lượng Nga, quân đội Triều Tiên đã chứng minh khả năng duy trì hiệu quả chiến đấu ở mức cao bất chấp hỏa lực pháo binh và mối đe dọa từ máy bay không người lái của đối phương.
Tài liệu thu được này đề cập rằng mặc dù đối phương sử dụng máy bay không người lái tự sát và hỏa lực pháo binh để tấn công dữ dội vào các vị trí của mình, quân đội Triều Tiên vẫn có thể duy trì tinh thần chiến đấu ngoan cường và giải phóng thành công một số địa bàn chiến lược thông qua sự phối hợp chiến thuật linh hoạt. Điều đáng chú ý là "tinh thần dám hy sinh" và thái độ chiến đấu "dũng mãnh như hổ" của quân đội Triều Tiên trong trận chiến đã làm nổi bật ưu thế của họ trong chiến thuật truyền thống.
Những thiếu sót, bất cập trong chiến tranh hiện đại…
Tuy nhiên, tính phức tạp của chiến tranh hiện đại đã vượt xa các phương thức tác chiến truyền thống và binh lính Triều Tiên cũng nhận thức sâu sắc được điều này. Đặc biệt, việc sử dụng máy bay không người lái đã mang lại những thay đổi to lớn cho phương pháp tác chiến truyền thống.
Tài liệu của quân đội Triều Tiên thẳng thắn đề cập rằng, do thiếu hiểu biết và chưa chuẩn bị đầy đủ cho chiến thuật dùng máy bay không người lái của đối phương, quân đội Triều Tiên trong chiến đấu đã phải hứng chịu các cuộc tấn công nghiêm trọng bằng máy bay không người lái, đặc biệt là trong trinh sát và tấn công, việc tập hợp các đơn vị nhỏ đã trở thành một trong các nguyên nhân khiến họ phải chịu tổn thất lớn.
Điều này đặc biệt rõ ràng trong "Kinh nghiệm chiến đấu và bài học của Lữ đoàn 94". Trong chiến đấu, quân đội Triều Tiên đã không tấn công hiệu quả vào các điểm phóng máy bay không người lái và vị trí pháo binh của đối phương trước, dẫn đến chịu thương vong lớn. Mặc dù Triều Tiên đã nhanh chóng điều chỉnh trong chiến đấu và phân tán đơn vị thành các tốp nhỏ để chiến đấu, nhưng vẫn không thể hoàn toàn tránh được các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Những bài học kinh nghiệm quý báu
Ngoài ra, binh lính Triều Tiên cũng đề cập, trên chiến trường hiện đại, cho dù hỗ trợ trên không hay tấn công trên bộ đều đòi hỏi đảm bảo liên lạc và phối hợp chỉ huy cao. Khi hợp tác với Nga, mặc dù quân đội hai bên vẫn duy trì liên lạc tốt, nhưng liên lạc chỉ huy tác chiến vẫn gặp phải thách thức lớn dưới áp lực mạnh mẽ của hỏa lực pháo binh đối phương.
Quân đội Triều Tiên nhận ra rằng chỉ có sự đảm bảo liên lạc hiệu quả thì các sĩ quan chỉ huy mới có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, mới đảm bảo sức chiến đấu của quân đội không bị suy yếu.
Hợp tác với quân đội Nga, đặc biệt là trong tác chiến phản pháo và đối phó tấn công bằng máy bay không người lái, là phần nổi bật nhất trong kinh nghiệm của quân đội Triều Tiên. Ngoài ra, trong hướng dẫn chiến thuật, phía Nga còn hướng dẫn binh sĩ Triều Tiên cách sử dụng máy bay không người lái để trinh sát, tác chiến điện tử và tấn công hỏa lực.
Mặc dù quân đội hai nước có thể phối hợp chặt chẽ trong một số lĩnh vực, binh sĩ Triều Tiên cũng chỉ ra những thiếu sót trong sự hợp tác này. Đặc biệt trong quá trình chiến đấu, đã có một số vấn đề liên lạc giữa hai bên trong việc sơ tán người bị thương và hỗ trợ hậu cần. Mặc dù Nga đã cung cấp hỗ trợ hậu cần, nhưng những thay đổi nhanh chóng trong điều kiện chiến đấu đã dẫn đến hiệu quả thấp trong việc sơ tán người bị thương, gây ra một số thương vong không đáng có.
Hiệu suất chiến đấu của quân đội Triều Tiên trong trận chiến này cũng phản ánh khả năng thích ứng nhanh chóng. Tài liệu chỉ ra rằng, bất chấp những khó khăn ban đầu trong việc đối phó với máy bay không người lái và hỏa lực pháo binh hiện đại, các sĩ quan chỉ huy cấp cơ sở của quân đội Triều Tiên có khả năng học hỏi mạnh mẽ và có thể nhanh chóng tổng kết kinh nghiệm và đề xuất các phương án cải tiến.
Từ những kinh nghiệm trên có thể thấy, khi đối mặt với những thách thức của chiến tranh hiện đại, quân đội Triều Tiên không cố chấp bảo thủ mà chủ động điều chỉnh chiến thuật, dần thích nghi với môi trường tác chiến mới. Khả năng thích ứng linh hoạt này cũng giúp quân đội Triều Tiên duy trì hiệu quả chiến đấu nhất định trên chiến trường. Ngay cả khi chiến đấu với kẻ thù mạnh hơn, họ vẫn có thể đạt được thành quả chiến thuật nhất định bằng cách liên tục điều chỉnh sách lược.
Qua phân tích các tài liệu tìm thấy ở khu vực Kursk, người ta có thể rút ra kết luận: mặc dù quân đội Triều Tiên vẫn còn một số vấn đề thiếu sót rõ ràng trong chiến tranh hiện đại, khả năng thích ứng mạnh mẽ và khả năng học hỏi nhanh chóng đã giúp họ khắc phục những thiếu sót này trong thời gian ngắn.
Sự hợp tác chặt chẽ với Nga, đặc biệt là trong tác chiến phản pháo và đối phó tấn công của máy bay không người lái, cũng đã mang lại cho quân đội Triều Tiên kinh nghiệm chiến thuật quý giá.
Lính cảm tử Triều Tiên đặt ra thách thức mới cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga
Hàn Quốc xác nhận 300 binh sĩ Triều Tiên thiệt mạng khi giao tranh với Ukraine
Tổng thống Zelensky muốn đổi lính Triều Tiên lấy binh sĩ Ukraine bị giam giữ tại Nga
Theo NetEasy
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu