Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (China Railway Corp) vận hành mạng đường sắt cao tốc thuộc sở hữu nhà nước sẽ sớm hoàn thành giai đoạn cuối tuyến đường sắt Quảng Châu – Thâm Quyến – Hồng Kông, một tuyến đường sắt cao tốc dài hơn 80 dặm (khoảng 150 km).
Tiến độ xây dựng đang gần hoàn thành ở Hồng Kông. Ở đây Trung Quốc đang xây dựng một nhà ga rộng 4 triệu foot vuông (1,2 km2), theo một bài viết trên tờ The Hong Kong Free Press cho biết.
Tuy dự án kéo dài đến 7 năm và có giá trị lên đến 10,7 tỷ USD này rất ấn tượng, nhưng cũng đang đối mặt với rất nhiều tranh cãi xung quanh chi phí xây dựng, những lần trì hoãn, và mức độ ảnh hưởng của nó đến tính tự trị chính trị của Hồng Kông.
Khi hoàn thành, tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu – Thâm Quyến – Hồng Kông sẽ trải dài ra 88,2 dặm và nối các thành phố Bắc Kinh, Hồng Kông, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Quá trình xây dựng bắt đầu từ năm 2011, và phần lớn tuyến đường sắt này đã đi vào hoạt động. Đoạn cuối ở Hồng Kông sẽ có chiều dài khoảng 16 dặm, theo tờ Trung Hoa Nhật báo chi biết.
Những con tàu cao tốc, đặt đặt tên là Vibrant Express, có thể đạt vận tốc 217 dặm/giờ (khoảng 400 km/giờ). Những con tàu này được trang bị các nguồn điện và wi-fi.
Đi từ Hồng Kông đến Quảng Châu sẽ chỉ mất chưa đến một giờ. Trên các tuyến tàu hỏa nội đô hiện nay của Trung Quốc, quãng đường đó hiện nay phải mất hơn 2 giờ.
Tuyến đường này liên kết với mạng lưới đường sắt cao tốc dài 28.700 km hiện nay của Trung Quốc – mạng đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
Còn được gọi với tên Guangshen’gang XRL, tuyến đường sắt mới này sẽ đi qua 7 nhà ga khi được hoàn thành.
Chỉ một nhà ga, được gọi tên là nhà ga West Kowloon Station, vẫn đang trong quá trình xây dựng và sẽ khánh thành vào năm 2018. Đây là hình ảnh nhà ga này khi hoàn thành.
Kế hoạch xây dựng cũng có 16 dặm (29 km) được xây ngầm.
Hình ảnh dưới đây mô tả việc xây dựng hầm ngầm ở Hồng Kông.
Tuy rất ấn tượng, nhưng dự án này cũng phải đối mặt với rất nhiều tranh cãi.
Đầu năm 2018, tập đoàn China Railway Corp thông báo rằng giá mỗi chuyến đi từ Hồng Kông đến Quảng Châu khoảng 33 USD, điều này gây rất nhiều lo ngại rằng giá đó có phù hợp với túi tiền của người người có thu nhập thấp không.
Ngoài ra, việc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc với chi phí lên đến 10,7 tỷ USD cũng đã rất nhiều lần bị trì hoãn và vượt mức ngân sách.
CityLab cũng cho biết những người hoạt động vì dân chủ lo ngại âm mưu đằng sau đó của chính phủ Trung Quốc khi tiến hành dự án này.
Trong một trang biên tập trên tờ New York Times năm 2017, ông Lian Yi-Zheng, một chuyên gia bình luận chính trị, cho rằng tuyến đường cao tốc này sẽ cho phép Trung Quốc làm xói mòn quyền tự trị chính trị của Hồng Kông theo thỏa thuận “một nhà nước, hai chế độ”.
Ông Yi-Zheng và những nhà phê bình khác đã đưa vấn đề này với vấn đề các điểm kiểm soát người nhập cư sẽ được xây dựng trong khu vực West Kowloon của Hồng Kông, điều này có thể cho phép chính phủ Trung Quốc qua mặt các quy định về an ninh làm hạn chế quyền tự do chính trị trong thành phố này.
Tuyến đường Guangshen’gang XRL chắc chắn sẽ làm biến đổi cách thức người dân đi lại.
Đến năm 2020, Trung Quốc lên kế hoạch mở rộng hệ thống đường sắt cao tốc của họ lên đến 18.600 dặm (khoảng 34.130 km), kết nối hầu hết các thành phố lớn trong cả nước.