Theo đó, NATO sẽ cung cấp máy bay giám sát và cảnh báo trên không, còn Đức và Đan Mạch sẽ gửi tàu quân sự. Ngoài ra, Tây Ban Nha đồng ý tăng cường tên lửa đánh chặn Patriot dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để bắn hạ tên lửa phóng từ Syria. Ông Stoltenberg tuyên bố quyết định nói trên mang tính phòng thủ và sẽ “góp phần ổn định tình hình ở khu vực”.
Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự và ngoại giao cho rằng với thực tế Thổ Nhĩ Kỳ đã có lực lượng không quân đáng gờm, việc NATO triển khai khí tài quân sự sắp tới là nhằm một mặt trấn an Ankara trong bối cảnh căng thẳng với Nga dâng cao sau vụ bắn hạ Su-24 hồi tháng 11, mặt khác cũng để giảm thiểu nguy cơ tái diễn các vụ tương tự. Theo nhiều nguồn tin, NATO lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ đang “hăng máu” và bất kỳ hành động thiếu cân nhắc nào cũng sẽ đẩy tình hình vượt tầm kiểm soát, nhất là sau khi Nga triển khai hệ thống phòng không hiện đại S-400.
Nga chưa có phản ứng về động thái mới của NATO. Tuy nhiên, cũng trong ngày 19.12, truyền thông nước này dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh quan hệ với Ankara sẽ không được cải thiện dưới thời của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.
Theo Thanh niên
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu