Top 8 tựa game được đánh giá cao nhất năm 2020 (Phần 1)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Năm 2020 có thể xem là khoảng thời gian thú vị đối với làng game thế giới khi mà hàng loạt siêu phẩm xuất hiện khiến cho cả thế giới phát cuồng. Sau đây là top 8 tựa game được đánh giá cao nhất năm.
Ảnh: Tech Radar
Ảnh: Tech Radar

1. Dreams

S
Ảnh: Tech Radar             

Dreams được phát triểu bởi Media Molecule. Có thể bạn không biết nhưng đây chính là nhà phát triển tựa game LittleBigPlanet đầy thành công và sáng tạo được đông đảo người chơi hưởng ứng. 

Đúng như tên gọi bạn sẽ cảm thấy như bước vào giấc mơ khi trải ngiệm tựa game này bởi lối chơi sáng tạo. Trước hết là chế độ Art's Dream, một phần chơi cực kỳ thú vị, ý nghĩa của nhà phát hành. Art's Dream được lấy nội dung từ những trăn trở và e ngại trong con đường nghệ thuật của nhân vật chính. Câu chuyện kể về cuộc đời của nhân vật chính - Art và mối quan hệ của các thành viên trong bạn nhạc của nhân vật này.

Chế độ còn lại - DeamSurfing sẽ là một thế giới tuyệt vời cho bạn hoàn toàn tự do sáng tạo. Ở đây bạn có thể thỏa tạo cho mình một  cốt truyện hoàn toàn mới, riêng biệt hoặc chơi lại những cốt truyện của người chơi khác. Tuy nhiên, chất lượng của các nội dung do người chơi sáng tạo đều khó có thể sánh nội dung về mức độ sâu sắc và trau chuốt ở nhiều khía cạnh như Art’s Dream.

Ngoài nội dung game thì đồ họa và nhạc nền cũng góp phần rất quan trọng cho sức hút của Dreams. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn đánh giá các nút điều khiển vẫn thiếu trực quan, nó khiến người chơi phải mất nhiều thời gian mới làm quen được. Mặc dù vậy nếu bạn yêu thích sáng tạo, đây chắc chắn là cái tên không thể thiếu trong thư viện game PlayStation.

2. Ori and the Will of the Wisps

N
Ảnh: Tech Radar   

Ori and the Blind Forest đã được người chơi đánh giá là tựa game cho Xbox hay nhất năm 2015. Vì vậy, không quá bất ngờ khi tự game Ori and the Will of the Wisps đã được sự kỳ vọng, chú ý rất cao từ người chơi. Từ phong cách chiến đấu, ngôn ngữ thiết kế được "đại tu" và cải tiến rất nhiều. 

Cốt truyện của tựa game về cơ bản là sự tiếp nối của phần một. Game nói về cuộc hành trình, phiêu lưu tiếp theo trong khu rừng bí ẩn của Ori. Lối chơi của Ori and the Will of the Wisps vẫn giống với phần một nhưng tốc độ, nhịp điệu của Ori được đẩy lên cao hơn nhiều. Việc bay nhảy và di chuyển trong Ori and the Will of the Wisps rất đẹp mắt, mượt mà. 

Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều khi game không có nhiều lỗi vặt. Nhiều người chơi đã phàn nàn những cảnh vật trong game nhiều khi biến mất, đang chơi game thì màn hình bỗng dưng đen ngòm. Không những thế, đôi khi âm thanh trong game còn bị rè. Dẫu vậy, Ori and the Will of the Wisps vẫn được coi là một siêu phẩm và thật tiếc nếu bạn không trải nghiệm tựa game này. 

3. Animal Crossing: New Horizons

N
Ảnh: Tech Radar   

Animal Crossing là một trò chơi mô phỏng cuộc sống thời gian thực, người chơi đảm nhận vai trò của một nhà thám hiểm di chuyển đến một hòn đảo hoang để khám phá và cuối cùng tạo ra một cộng đồng của riêng mình. Tựa game được đánh giá rất cao về ngôn ngữ thiết kế đồ họa, giao diện rất ấm cúng, thân thiện. Nó đem lại cảm giác gần gũi với người dùng.

Đến với Animal Crossing: New Horizons bạn sẽ được tương tác rất nhiều với những người chơi trên hòn đảo của bạn để mua bán, xây dựng. Lối chơi này hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những thời gian giải trí thoải mái, nhẹ nhàng với bạn bè, người thân. Animal Crossing: New Horizons còn có một cộng đồng người chơi khổng lồ trên mạng xã hội Reddit. Nó giúp người chơi dễ dàng kết bạn, trao đổi hàng hóa với nhau.

Animal Crossing: New Horizons vẫn có một số điểm trừ về mặt trải nghiệm. Người chơi cảm thấy khó chịu khi mỗi máy chỉ tạo được một hòn đảo và tựa game đã giới hạn chỉ 8 người có thể chơi cùng nhau trên một hòn đảo. Tuy nhiên, Animal Crossing: New Horizons vẫn được người dùng đánh giá rất cao và đây là một tựa game xứng đáng để trải nghiệm.

4. Doom Enternal

N
Ảnh: Tech Radar   

Trước sự thất bại của Doom3 và Doom4 khiến cho trước khi Doom Eternal được ra mắt không ít game thủ vẫn giữ thái độ nghi ngại đối với tựa game này. Nhưng ngay vào ngày 20/3 - khi tựa game này ra mắt, tất cả sự nghi ngờ đó đã nhường chỗ cho sự hưng phấn tột cùng của game thủ.

Lối chơi của Doom Eternal vẫn không có gì khác biệt với những đàn anh đi trước. Game thủ vẫn được bước vào một màn chơi, nơi bạn phải tàn sát tất cả những con quỷ ngáng đường và giải một vài câu đó để hoàn thành màn chơi. Tuy nhiên, không giống như những tựa game trước thì nay nhân vật chính của chúng ta được cung cấp hàng loạt vũ khí hiện đại và ta phải sử dụng, phối hợp liên tục giữa chúng để tạo ra hiệu quả cao nhất.

Sẽ thật thiếu sót khi nói đến Doom Eternal mà không nhắc đến bối cảnh của tựa game. Không còn là Sao Hỏa hay Địa ngục như những tựa game trước nay Doom Eternal đã đưa ta đến một Trái Đất vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Khi chúng ta vẫn thấy được những cao ốc, biển quảng cáo, xe cộ... Nhưng hiện nay nó bị bao chùm bởi dung nham và quái vật. Người chơi đánh giá rất cao về đồ họa và ngôn ngữ thiết kế của Doom Eternal. 

Điểm trừ duy nhất của Doom Eternal là cốt truyện chưa thực sự hay. Trong game cũng không có quá nhiều những đoạn hội thoại mà chủ yếu tập trung vào lối chơi và hành động dồn dập. Ngoài ra khi chơi game vẫn hay bị giật, lag và gặp những lỗi vặt như văng game. Tuy nhiên, Doom Eternal vẫn xứng đáng là một trong những tựa game offline hay nhất năm 2020. Doom Eternal rất xứng đáng cho sự chờ đợi suốt 4 năm của các game thủ. 

Theo Tech Radar