Top 5 ứng dụng họp trực tuyến tốt nhất năm 2020

VietTimes – Dưới đây là những thông tin hữu ích về 5 ứng dụng họp trực tuyến tốt nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.
Ảnh: Phone Arena
Ảnh: Phone Arena

Đại dịch Covid-19 đã hoành hành trên toàn thế giới trong nhiều tháng nay. Mọi người đang buộc phải tìm những phương cách mới để học tập và làm việc trong đó có việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến nhiều hơn thay vì chỉ xem Netflix hay đăng bài lên Instagram. Đây cũng là lý do khiến các phần mềm họp trực tuyến lên ngôi. 

Dưới đây là danh sách và những thông tin hữu ích 5 ứng dụng họp trực tuyến tốt nhất năm 2020 bạn có thể tham khảo:

1. Zoom Video Conferencing

Ảnh: Phone Arena
Ảnh: Phone Arena

Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu với ứng dụng video trực tuyến Zoom. Zoom trở nên phổ biến sau sự phát của đại dịch đồng thời, ứng dụng này cũng hứng chịu làn sóng chỉ trích mạnh mẽ liên quan đến một số vấn đề về quyền bảo mật và riêng tư. Tuy nhiên, sau loạt lùm xùm, CEO Eric Yuan và đội ngũ phát triển của công ty đã làm việc không ngừng nghỉ để cải thiện khả năng bảo mật và quyền riêng tư của người dùng Zoom.


Zoom cung cấp chất lượng âm thanh và video tuyệt vời cho các cuộc họp trực tuyến với nhiều người tham gia. Nền tảng này có phiên bản miễn phí cùng một phiên bản trả phí dành cho các doanh nghiệp cần nhiều người tham gia hơn trong một cuộc gọi. Có ba loại thuê bao trả phí và mỗi loại tập trung vào các nhu cầu kinh doanh cụ thể. Loại thuê bao trả phí đắt nhất còn cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cùng khả năng bảo mật được cải thiện rõ rệt. Trong khi phiên bản miễn phí có một số hạn chế về số lượng người tham gia và thời lượng cuộc gọi.

Ngoài ra, ứng dụng này còn cung cấp hình nền ảo, whiteboard (chế độ bảng trắng), tính năng chia sẻ màn hình, trò chuyện và các cuộc họp riêng lẻ. Bạn cũng có thể lựa chọn chỉ xem loa trên màn hình hiển thị hoặc hiển thị tất cả những người tham gia cuộc họp. Bên cạnh đó, người chủ trì cuộc họp sẽ kiểm soát mọi thứ, họ có thể giới hạn các tính năng mà bạn có thể sử dụng trong cuộc họp (như tắt tiếng hay ghi lại cuộc họp).

Ưu điểm:

- Hỗ trợ video HD đối với cả phiên bản miễn phí.

- Có nền ảo.

- Cung cấp các dịch vụ bổ sung: kèm theo Zoom Room (một dịch vụ Add-on thêm từ Zoom với công nghệ phần mềm kết hợp với phần cứng trong phòng hội thảo giúp cuộc họp bắt đầu được đơn giản và liền mạch hơn) và giải pháp cuộc gọi điện toán đám mây Zoom Phone.

- Phiên bản miễn phí cho phép tối đa 100 người tham gia cuộc gọi.

- Phiên bản cao cấp hỗ trợ tới 1000 người tham gia cuộc họp video.

Nhược điểm:

- Cuộc họp video dành cho phiên bản miễn phí chỉ được giới hạn trong thời gian 40 phút.

- Xuất hiện các hiện tượng quấy rối “Zoombombing” và vấn đề quyền riêng tư cho người dùng Zoom.

 Zoom hiện có gói đăng ký miễn phí cho người dùng; phiên bản trả phí cao cấp từ 14,99 USD/tháng.

2. Google Meet (trước đây được gọi là Google Hangouts)

Ảnh: Phone Arena
Ảnh: Phone Arena

Google Meet là một dịch vụ thuộc gói dịch vụ định hướng kinh doanh của Google - G Suite. Hiện tại, Google vẫn đang cung cấp miễn phí dịch vụ này cho các trường học và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ưu đãi này sẽ hết hạn vào ngày 20/9/2020. Google Meet đã được tích hợp trong gói đăng ký G Suite.


Giao diện của Google Meet được tích hợp với các dịch vụ khác của Google như Gmail và lịch cho phép bạn liên tục tham gia một cuộc họp trực tiếp từ lịch của mình. Google Meet cũng cung cấp hình nền ảo và tính năng chia sẻ màn hình.

Google Meet cho phép tối đa 250 người tham gia cuộc họp và cung cấp khả năng phát trực tiếp lên tới 100.000 người xem cho một tên miền. Google hiện đã giới thiệu một chế độ xem thư viện, giống như Zoom, do đó, nếu bạn muốn, bạn có thể xem tất cả những người tham gia cuộc gọi video.

Ưu điểm:

- Tích hợp với các sản phẩm hiện có của Google như Gmail, YouTube, Google Voice.

- Do đại dịch, nó vẫn đang được miễn phí, yêu cầu duy nhất là bạn cần có một tài khoản Google.

- Sau khi phiên bản miễn phí hết hạn, gói trả phí đã bao gồm trong gói G Suite, trong đó, gói đăng ký rẻ nhất là 6 USD/tháng.

Nhược điểm:

- Chỉ cho phép tối đa 250 người tham gia và không có cách nào khác để nhiều người hơn cùng tham gia cuộc gọi.

- Bị ảnh hưởng khá nhiều từ các điều các mạng (ảnh hưởng đến chất lượng video nhiều hơn) so với Zoom.

Google Meet hiện có gói đăng ký miễn phí cho người dùng nhưng trong thời gian giới hạn; gói thuê bao trả phí có giá từ 6USD/tháng.

3. Microsoft Teams

Ảnh: Phone Arena
Ảnh: Phone Arena

Microsoft Teams (MS Teams) là ứng dụng liên lạc thuộc nhóm định hướng kinh doanh của Microsoft, được tích hợp với bộ Microsoft 365 (trước đây được gọi là Office 365). Nó tập trung vào trò chuyện nhiều hơn so với hai ứng dụng đã đề cập ở trên và sẽ dễ dàng sử dụng hơn nếu các tổ chức, doanh nghiệp hoặc trường học đã đăng ký Microsoft 365 (M365).


MS Teams cũng cung cấp nền ảo. Tuy nhiên, nếu tổ chức hoặc doanh nghiệp của bạn không dùng M365, bạn sẽ không thể được sử dụng đầy đủ các tính năng tích hợp trên MS Teams, như tích hợp hộp thư đến Outlook, khả năng tham gia các cuộc họp mà không cần phải rời khỏi Outlook và có tất cả email của các đồng nghiệp một cách dễ dàng để liên hệ. Số lượng người tham gia tối đa trong một cuộc họp trực tuyến trên MS Teams là 250 người.

Ưu điểm:

- Tích hợp với các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft Office 365.

- Trò chuyện dễ dàng và tính năng nhắn tin nhanh chóng.

- Khả năng tạo các kênh, nhóm khác nhau trong công ty của bạn.

Nhược điểm:

- Tập trung chủ yếu vào trò chuyện thay vì cuộc họp video.

- Nếu bạn không phải là người đăng ký Microsoft Office 365, MS Teams sẽ không dễ cài đặt và sử dụng với các nền tảng và dịch vụ khác.

- MS Teams hiện vẫn giới hạn số lượng video được phát trực tiếp (bạn cũng  không thể nhìn thấy tất cả những thành viên tham gia như trên Zoom).

- Tương như Google Meet, MS Teams không cho phép quá 250 người tham gia cuộc họp cho dù là tài khoản đã đăng ký. 

MS Teams về cơ bản là miễn phí, gói đăng ký cao cấp từ 5USD/tháng cho mỗi tài khoản người dùng.

4. Slack

Ảnh: Phone Arena
Ảnh: Phone Arena

Slack có lẽ là công cụ tương tác phổ biến nhất trên thế giới trước khi Zoom xuất hiện. Hiện tại, Slack vẫn có rất nhiều khả năng tích hợp và hợp tác với nhiều ứng dụng hữu ích, đặc biệt là các công việc liên quan đến Zendesk (công ty phần mềm dịch vụ khách hàng) và Salesforce (công ty phần mềm điện toán đám mây). Nó cung cấp các phòng trò chuyện liên lục, được gọi là các kênh, được tổ chức theo chủ đề và cung cấp những công cụ tìm kiếm thông tin hữu ích trên hệ thống, các tài liệu lưu trữ hoặc những tin nhắn cũ hơn.


Ưu điểm
:

- Cung cấp khả năng tìm kiếm cơ sở dữ liệu và lưu trữ của bạn một cách dễ dàng.

- Slack API cho phép các nhà phát triển đưa thêm các chức năng khác vào ứng dụng.

- Tương thích với các ứng dụng cuộc họp trực tuyến của bên thứ ba như Zoom và Google Meet. Vì vậy, bạn có thể tích hợp các cuộc gọi từ một Slack sang các ứng dụng này một cách dễ dàng.

Nhược điểm:

- Chỉ tập trung chủ yếu vào trò chuyện và cộng tác, không có quá nhiều tính năng phục vụ cho cuộc họp video.

- Chỉ khả dụng trên máy tính và giới hạn 15 người tham gia.

  Slack hiện có gói miễn phí và gói thuê bao cao cấp từ 12,5 USD/tháng.

5. Cisco WebEX Meetings

Ảnh: Phone Arena
Ảnh: Phone Arena

Cisco WebEX Meetings cũng là một ứng dụng khá tốt cho làm việc từ xa. Dịch vụ này cung cấp một phiên bản miễn phí và một số gói thuê bao tùy thuộc vào yêu cầu của các tổ chức mà bạn tham gia. Ứng dụng cung cấp chia sẻ màn hình, ghi âm cuộc gọi và whiteboard tương như các ứng dụng đã đề cập ở trên. Cisco WebEX Meetings cũng cung cấp một số tùy chọn nền ảo và khả năng tích hợp với các dịch vụ khác như Outlook, Microsoft Office 365 và lịch.


Ưu điểm
:

- Cung cấp cả video hội nghị truyền hình và công cụ cộng tác.

- Gói miễn phí cho phép tối đa 100 người tham gia.

- Không giới hạn thời gian cuộc họp.

- Video HD.

- Kèm theo nhiều tính năng nâng cao.

Nhược điểm:

- Việc hỗ trợ khách hàng bị hạn chế đối với phiên bản miễn phí.

- Tính năng Call Me, nghĩa là khả năng tham gia cuộc họp bằn điện thoại có tính phí.

- Số người tham gia cuộc họp tối đa dành cho phiên bản cao cấp là 200 người, không có gói đăng ký nào giới hạn nhiều người tham gia hơn thế.

  WebEX hiện có gói miễn phí và gói đăng ký trả phí từ 13,5USD/tháng.

Theo PhoneArena