Ảnh minh họa pháo tự chế (Nguồn: Internet) |
Ngay sau đó, L. được các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu. Bác sĩ Lưu Đức Thọ - Trưởng Khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa – cho biết kíp phẫu thuật đã tạo mỏm cụt bàn tay phải, thuật ghép da đùi phải cho bệnh nhi L, xử lý thu nhỏ tổn thương và chưa ghép da vùng đùi trái cho L.
Chiều 31/12, L. đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, phải theo dõi chặt chẽ về tình trạng sức khỏe.
Người nhà của em L. cho biết, L. bị thương do học chế pháo theo hướng dẫn trên mạng xã hội với 50 bao diêm. L. đang kẹp pháo ở trong đùi để nhồi thuốc thì pháo nổ khiến em bị thương nặng.
Bệnh nhi bị thương (Ảnh: BVCC)
|
Các chuyên gia y tế tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác cảnh báo, trong tháng gần dịp tết nguyên đán, mặc dù đã có lệnh cấm tàng trữ và sử dụng pháo của Chính phủ, song, bệnh nhân bị thương do các tai nạn, đặc biệt là pháo nổ vẫn liên tiếp nhập viện.
Đa số bệnh nhân bỏng do tự chế tạo thuốc pháo theo hướng dẫn trên mạng, sau đó bị tổn thương ở mặt, cổ, hai tay.
Tổn thương ở các vùng này có thể gây phù nề tiến triển nhanh, cản trở hô hấp gây suy hô hấp. Vết bỏng vùng mặt cổ có thể để lại di chứng về thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng; Bỏng ở hai tay và bàn tay có thể để lại di chứng sẹo co kéo ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và lao động sản xuất.
Vì vậy, để đón năm mới an toàn và hạnh phúc, các chuyên gia khuyến cáo gia đình, nhà trường và học sinh nên nhận thức mối nguy hiểm của việc tự chế thuốc gây nổ, để có những hành động quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn tình trạng tự chế tạo các loại thuốc nổ, gây nguy hại cho gia đình và xã hội.