1. Sản xuất nhựa tăng lên một cách chóng mặt
Các nghiên cứu cho thấy sản xuất nhựa đã tăng từ 2 triệu tấn trong những năm 1950 lên 380 triệu tấn vào năm 2015. Đến năm 2050, ước tính 34 tỷ tấn sẽ được sản xuất.
2. 46% nhựa đang trôi nổi trên các đại dương
Gần một nửa đại dương của chúng ta có chất thải nhựa trôi nổi trên bề mặt. Đấy còn chưa kể đến những phần rác thải đã chìm sâu dưới đáy đại dương.
3. Phải mất khoảng 10 thế kỷ để nhựa có thể phân hủy
Có thể mất tới 1.000 năm để nhựa phân hủy trong các bãi chôn lấp. Sẽ mất hàng nghìn tỷ năm để loại bỏ hoàn toàn tất cả các bãi chôn lấp mà chúng ta đã lấp đầy bằng nhựa. Các cơ sở chôn lấp tiết kiệm không gian bằng cách đốt các chai nhựa thải chất ô nhiễm độc hại vào không khí. Bằng cách tái chế nhựa, bạn có thể giúp giảm lượng nhựa cuối cùng trong bãi rác.
4. Nhựa đang giết chết động vật hoang dã của chúng ta
Các động vật như chim biển, rùa biển, cá và hải cẩu được tìm thấy hoặc vướng vào nó hoặc chết vì ăn phải nhựa. Hàng trăm ngàn động vật bị giết mỗi năm do ô nhiễm nhựa.
5. 500 triệu ống hút nhựa được sử dụng mỗi ngày
Ống hút nhựa có trong hầu hết mọi đồ uống thức ăn nhanh. Ống hút nhựa là một trong những loại rác thải nhựa người gây ô nhiễm hàng đầu cho các bãi biển của chúng ta.
6. Một nửa số nhựa trên thế giới được sản xuất tại châu Á
Các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Philippines chiếm 60% lượng nhựa đang trôi nổi ở đại dương. Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam sản xuất hầu hết rác thải nhựa.
7. Nước để làm ra một cái chai nhiều hơn khối lượng nước mà cái chai đó có thể chứa
Thật khó hiểu và buồn cười nhưng đó là sự thật. Quá trình tạo ra chai nước thực tế đòi hỏi gấp sáu lần lượng nước sau đó những gì cái chai đó có thể chứa.
8. 14% rác thải trên thế giới đến từ các chai nhựa đựng đồ uống
9. Các rạn san hô ở đại dương đang chết dần
Các rạn san hô là một hệ sinh thái sản lớn nhất trên trái đất. Chúng là nhà cho nhiều sinh vật biển. Chúng cũng bảo vệ bờ biển khỏi tác động gây hại của sóng và các cơn bão cũng như hỗ trợ cố định carbon và nitơ. Theo báo cáo của Independent, hơn 90% các rạn san hô trên thế giới sẽ chết vào năm 2050 . Vi khuẩn từ nhựa là một trong những lý do khiến san hô bị lây lan bệnh và chết.
10. Một nửa số nhựa chúng ta đang sử dụng chỉ dùng một lần rồi vứt đi
Bằng cách mua các mặt hàng có thể tái sử dụng như ống hút, túi nilon, chai nước và hộp đựng, bạn sẽ không chỉ tiết kiệm tiền mà còn giúp cứu hành tinh của chính mình.
Theo List 25