Trang Kommersant cho biết, hệ thống tên lửa phòng không S-300 sẽ bao gồm các tổ hợp tên lửa trên bờ biển Syria, kiểm soát không phận biển Địa Trung Hải, biên giới giáp với Israel, Jordan, Iraq và Lebanon.
Cũng theo nguồn tin này, số lượng các tiểu đoàn của hệ thống phóng tên lửa S-300, được chuyển giao đến Syria có thể tăng lên đến 6 hoặc 8 tùy thuộc vào sự phát triển tình hình và điều kiện khi cần thiết.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Nga "Vzglyad", chuyên gia quân sự Israel cho biết, không quân Israel sẽ không tấn công tên lửa S-300 vì lý do chính trị chứ không phải là kỹ thuật. Chuyên gia Israel nói: “Về mặt kỹ thuật, mọi việc đều có thể. Nhưng không phải là trường hợp này. Vấn đề chính là việc Syria sở hữu tên lửa S300 có thể đẩy Nga và Israel trên bờ vực một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp”, ông nói. Nhận xét của chuyên gia này gợi lại cho người đọc vụ trước kia Israel dự kiến sử dụng vũ khí nguyên tử chống các nước Ả rập và Nga đã sử dụng biện pháp mạnh can thiệp, tháo ngòi nổ hủy diệt bằng MiG – 25.
"Israel cần hiểu biết rõ ràng rằng tên lửa phòng không S -300 có khả năng đóng hoàn toàn không phận Israel", Uzi Rubin, người sáng lập cơ quan phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa và cùng người người đồng sáng lập hệ thống chống tên lửa HETZ Israel cho biết.
Theo chuyên gia Nga quân sự Nga, nếu Israel sử dụng tiêm kích tàng hình F-35 chọc thủng khu vực kiểm soát hệ thống phòng không S-300, quân đội Nga sẽ nhận được những thông tin quan trọng về chiếc siêu tiêm kích tàng hình do Mỹ sản xuất và nâng cấp radar để có thể phát hiện các máy bay chiến đấu Mỹ.
Trên thực tế, Nga đã nhất thể hóa hệ thống phòng không Nga – Syria. Trong biên chế lực lượng phòng không Syria có rất nhiều các tổ hợp radar – tên lửa phòng không cũ của Liên Xô, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình và chuyển thông tin tọa độ mục tiêu cho S-300 và S-400 của Nga ở Khmeimim. Điều đó có nghĩa là sử dụng F-35 hoàn toàn không có lợi và rất dễ bị tiêu diệt bởi một hệ thống tên lửa phòng không cũ S-200, nhưng được điều khiển bởi radar dẫn bắn S-300 của Syria hoặc S-400 của Nga.
Ngoài ra, Israel cần phải xin phép để Lầu Năm Góc bật đèn xanh cho hành động quân sự như vậy? Đây là câu hỏi khó trả lời, các quan chức Mỹ không thể liều lĩnh phá hủy phương tiện kinh doanh tỷ USD được”, chuyên gia Nga nhận xét.
Với những lý do này, lực lượng không quân Israel sẽ sử dụng F-15, F-16, F/A – 18 Hornet để tấn công hệ thống S-300 trong tình huống cần thiết.
Dave Majumdar, chuyên gia quân sự của tạp chí The National Interes cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư sẽ không vượt qua hệ thống phòng không S-300. Nhưng tiêm kích tàng hình F-35 thì hoàn toàn có khả năng.
Theo chuyên gia này, "các phi công Israel chắc chắn có thể đối phó với hệ thống phòng không S-300, nhưng với một mạng lưới phòng không phủ khắp Syria thì rất khó", Dave nhận xét, "không quân phải tìm kiếm điểm mù trong hệ thống giám sát bầu trời của phòng không Syria".
Ông Majumdar nhấn mạnh rằng năng lực tác chiến của hệ thống S-300 phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm triển khai trang thiết bị, kỹ năng của kíp trắc thủ.
Ông nhắc lại: “Các phi công Israel có thể sử dụng những tuyến đường không bí mật. Ví dụ, khi ném bom tấn công Hama và Aleppo, có vẻ như các máy bay Israel đã tiến vào lãnh thổ Syria từ phía Iraq và tấn công các mục tiêu của quân đội Syria trên không phận lãnh địa do người Kurd kiểm soát.
Tình huống này là Israel đã sao chép mã phản hồi nhận biết của không quân NATO, cho phép các máy bay chiến đấu Mỹ và NATO bay dọc theo biên giới Jordan và Iraq mà không cần cảnh báo trước”.
Trong tất cả các lý luận của các nhà bình luật quân sự đều để thiếu sót một vấn đề, Syria và Israel đang trong tình trạng chiến tranh và các phương tiện mang S-300 đều cơ động. Nếu có thể, dù rất khó sau nhất thể hóa hệ thống phòng không, máy bay Israel không kích được vào các mục tiêu của quân đội Syria thì ngay cả trong trường hợp đánh trúng radar dẫn bắn của S-300, công tác phục hồi sẽ rất nhanh chóng. Nhưng ngược lại Syria có thể tiêu diệt bất cứ máy bay nào của Israel khi mới bắt đầu cất cánh để đáp trả cuộc không kích – và đó là chiến tranh.