Quân đội Mỹ đẩy nhanh tiến độ phát triển trực thăng tấn công tương lai

VietTimes -- Quân đội Mỹ đã ký hợp đồng phát triển nguyên mẫu một máy bay trực thăng trinh sát tấn công trong tương lai (FARA) cho 5 công ty giành chiến thắng trong cuộc đua các thiết kế sáng tạo. Hợp đồng sản xuất nguyên mẫu của những công ty chiến thắng bắt đầu vào cuối năm 2018
Một ý tưởng trực thăng tấn công lai ghép động cơ đẩy.
Một ý tưởng trực thăng tấn công lai ghép động cơ đẩy.

Các hợp đồng được trao sau 13 tháng kể từ khi Quân đội Mỹ đưa ra những yêu cầu kỹ chiến thuật cho máy bay trực thăng trinh sát tấn công mới và 2 tháng trước ngày cung cấp nhiệm vụ trọng tâm của máy bay. Các công ty giành được hợp đồng sản xuất nguyên mẫu là:

AVX Airplane (tại thành phố Fort Worth), công ty thiết kế sản phẩm tiên tiến, hiện đang hợp tác với công ty L-3 (Waco), có khả năng sản xuất thực tế những chi tiết ngoài năng lực của AVX.

Bell (thành phố Fort Worth), có sứ mệnh trọng tâm là hoàn thiện và nâng cấp những thiết kế máy bay trực thăng theo yêu cầu.

Boeing (thành phố Mesa, Arizona), nhà sản xuất AH-64 Apache và CH-47 Chinook.

Hãng chế tạo máy bay Karem (Lake Forest, California), nổi tiếng với những thiết kế sáng tạo, các dự án quy mô nhỏ nhưng không có kinh nghiệm trong sản xuất hàng loạt.

Sikorsky (Stratford, Connecticut), công ty con của tập đoàn Lockheed, đã chế tạo thành công UH-60 Black Hawk, hiện đang phát triển máy bay trực thăng thiết kế hỗn hợp hoàn toàn mới.

Bell là công ty sản xuất máy bay trực thăng trinh sát trước đây bao gồm chiếc OH-58 Kiowa đã loại biên.

Bell hiện cũng là ứng cử viên hàng đầu sản xuất thay thế chiếc V-280 Valor động cơ cánh quạt xoay thay thế chiếc  vận tải UH-60. Công ty tuyên bố rằng họ có thể chế tạo một máy bay trực thăng thông thường nhưng cũng có thể chế tạo trực thăng trinh sát tấn công, rất đáng tin cậy và rẻ hơn nhiều so với S-97 Raider của Sikorsky - máy bay trực thăng lai ghép cánh quạt đẩy.

Trực thăng lai ghép động cơ đẩy S-97 Raider của Sikorsky. Ảnh Breaking Defense
Trực thăng lai ghép động cơ đẩy S-97 Raider của Sikorsky. Ảnh Breaking Defense

Trong tổng số tám ý tưởng đề xuất nhận được, quân đội Mỹ loại ba đề xuất vì không đáp ứng các tính năng kỹ thuật tối thiểu bắt buộc. Các yêu cầu đối với trực thăng tấn công FARA là lắp đặt một số trang thiết bị của công nghiệp quốc phòng nhà nước: pháo tự động nòng xoay 20mm, bệ phóng tên lửa tiêu chuẩn và động cơ tuabin cải tiến GE T901. Máy bay phải đạt được tốc độ tối thiểu 205 hải lý/giờ (378km/h), đường kính cánh quạt tối đa 40 feet (12 mét), cho phép trực thăng hạ cánh xuống đường phố và ẩn nấp sau những chướng ngại vật nhỏ.

Quân đội muốn FARA có giá trị tương đương với chiếc AH-64 Apache hiện nay, khoảng 30 triệu USD/chiếc.

Tháng 2.2020, quân đội Mỹ sẽ chọn hai trong số năm nguyên mẫu của các công ty để sản xuất với số lượng nhỏ năm 2028. Thời gian 9 năm để FARA chuyển từ nguyên mẫu trình diễn sang máy bay chiến đấu thực tế là khá ngắn, nhưng theo nhóm 6 ưu tiên lớn trong sự phát triển tương lai của Quân đội Mỹ, tốc độ thực hiện dự án phải nhanh hơn nữa.

Mốc thời gian được tính là năm 2028, nhưng quân đội đang nghiên cứu mọi cơ hội để thúc đẩy nhanh tiến trình, hy vọng có thể có sản phẩm sớm hơn.

Theo thông tin của Breaking Defense, đại tá Craig Alia là giám đốc của Đội nghiên cứu phát triển các phương tiện bay vận tải thẳng đứng tương lai của quân đội, một trong tám đội nghiên cứu công nghệ nhằm tăng tốc tiến trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Mỹ, từ tên lửa siêu thanh có tầm bắn ngàn dặm đến súng trường tấn công 6,8 mm.

Theo ông Dan Bailey, quản lý chương trình FARA thì sẽ tiết kiệm được một thời gian lớn bằng cách giảm đi tệ quan liêu: “Cơ bản là chỉ trong một năm, chúng tôi đi từ ý tưởng đến tập hợp bộ yêu cầu kỹ chiến thuật được phê duyệt, phát triển một cách tiếp cận các ý tưởng thiết kế đến ký hợp đồng sản xuất với thiết kế đề xuất của ngành công nghiệp quốc phòng”.

Trước đây, chu trình này thường mất nhiều năm.

Hơn nữa, các hợp đồng được ký là Thỏa thuận giao dịch (OTA), nhằm ngăn chặn mọi khả năng đình trệ trong chương trình. Quân đội có thể thay thế nhà sản xuất này bằng nhà sản xuất khác nhanh chóng nếu chậm tiến độ.

Thay vì ký hợp đồng thiết kế, sau đó ký tiếp hợp đồng mới để chế tạo nguyên mẫu và cuối cùng hợp đồng sản xuất, Quân đội Mỹ ký hợp đồng mỗi năm với công ty cho toàn bộ quá trình phát triển, từ thiết kế đến bàn giao sản phẩm. Công ty chiến thắng đơn giản là thực hiện hợp đồng đầy đủ như văn bản. Trong tình huống khác quân đội sẽ thực hiện điều khoản hủy bỏ hợp đồng của những doanh nghiệp không đạt tiến độ (thua cuộc).

Hợp đồng cũng rất linh hoạt, có thể cung cấp thêm thời gian hoàn thành sản phẩm theo những đề xuất mới của quân đội hoặc đẩy nhanh quá trình sản xuất sản phẩm.

Sikorsky-Boeing #SB1 Defiant thực hiện chuyến bay đầu tiên không dùng động cơ đẩy tăng tốc. Video: Sikorsky.