Putin rắn mặt “xối nước lạnh” Obama

VietTimes - Lời phát ngôn của ông Putin về luận điệu  “siêu cường” chẳng khác gì một cú “bạt tai” đối với đối thủ chính trị Obama. Trước đó, trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014, ông Obama đã từng coi nước Nga là cường quốc nguy hiểm đe dọa đến an ninh khu vực. 
Khẩu chiến đã trở thành "chuyện thường ngày" giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga
Khẩu chiến đã trở thành "chuyện thường ngày" giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga

Gáo nước lạnh dội vào tổng thống Obama

Ngày 12/1, tổng thống Mỹ Obama đọc bản Thông điệp liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ của mình, một lần nữa ông Obama nhấn mạnh: “Mỹ là quốc gia lớn mạnh nhất trên địa cầu”. Trái ngược hoàn toàn với đó là tổng thống Nga Putin, lần này ông Putin thay đổi hoàn toàn lối phát ngôn cứng rắn vốn có của mình, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhật báo Bild (Đức) mới đây, ông Putin nhấn mạnh, nước Nga không theo đuổi mục đích trở thành siêu cường quốc, “vì nó quá đắt và không có ý nghĩa”.

Lời phát ngôn này chẳng khác gì một cú “bạt tai” đối với luận điệu “siêu cường quốc” của đối thủ chính trị Obama. Trước đó, trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014, ông Obama đã từng coi nước Nga là cường quốc khu vực nguy hiểm đe dọa đến an ninh khu vực.

Trong bản thông điệp liên bang thứ 7 – đồng thời cũng là bản thông điệp liên bang cuối cùng, ông Obama đã bày tỏ sự lạc quan về tương lai của nước Mỹ. Khi đề cập đến vấn đề làm thế nào để bảo đảm được vị thế lãnh đạo của Mỹ, tránh việc bị cô lập, ông Obama nói: “Nước Mỹ là quốc gia lớn mạnh nhất toàn cầu, không phải nói kinh tế phát triển mạnh nhất, mà chúng ta là quốc gia mạnh nhất, không ai có thể sánh được với chúng ta.

Ngân sách chi cho quốc phòng của chúng ta lớn hơn tổng ngân sách chi cho quốc phòng của 8 quốc gia đứng sau chúng ta, quân đội của chúng ta cũng là lực lượng tác chiến xuất sắc nhất thế giới. Nếu có người nào đó dám cả gan tấn công đồng minh của chúng ta, thì chắc chắn bọn họ sẽ phải tự chuốc lấy sự diệt vong”. Mặc dù hiện tại nước Mỹ tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, từ “Hồi giáo tự xưng”, Iran – Arab Saudi đến vấn đề Triều Tiên, nhưng ông Obama vẫn tỏ ra hết sức lạc quan và mạnh mẽ.

Trong bức thông điệp liên bang phát biểu ngày 12/1, Tổng thống Obama nhấn mạnh Mỹ vẫn là siêu cường số 1 thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, trước đó 1 ngày, ngày 11/1, luận điệu về chủ đề “cường quốc” của tổng thống Nga Putin gần như là lời “đáp trả” đầy mỉa mai đối với những lời phát biểu của tống thống Mỹ Obama. Khi nhật báo Blid của Đức  hỏi vấn đề ông Obama đánh giá nước Nga là cường quốc trong khu vực, ông Putin nói: “Tôi cho rằng, dùng luận điệu hạ thấp để đánh giá một quốc gia khác đã chứng minh cho những biểu hiện phản diện đặc thù của bản thân người đó. Tôi nghĩ đây là một lập trường sai lầm”.

Ông Putin đặc biệt nhấn mạnh, nước Nga không theo đuổi vị thế siêu cường, điều này rất đắt và không có ý nghĩa, ngôn luận phát biểu Nga là cường quốc khu vực là sai lầm. Lần này ông Putin phát biểu “khiêm tốn” một cách bất thường, nhưng nhiều nhà phân tích đánh giá rằng ông muốn cố tình “dội gáo nước lạnh” vào những câu nói hào hùng của tổng thống Mỹ Obama.

Mặc dù nhìn bề ngoài cảm giác tổng thống Putin đang thể hiện sự lép vé, thừa nhận thực lực của Nga chỉ có hạn, nhưng đằng sau dường như bao hàm sự miệt thị đối với vị thế bá chủ thế giới của nước Mỹ hiện nay, cho rằng đó chỉ là sự phù phiếm không đáng được ngợi ca.

Kỳ phùng địch thủ

Nhiều năm trở lại đây, cuộc khẩu chiến giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga chưa bao giờ có dấu hiệu “giảm nhiệt”. Đặc biệt trong vấn đề Ukraina, tổng thống Putin đã đánh thức niềm tự hào nước lớn cho Nga, quyết đoán sát nhập Crimea, xung đột mâu thuẫn giữa hai bên gần như lên tới đỉnh điểm giao chiến. Sau đó, lệnh chế tài của Mỹ và các nước châu Âu khiến cuộc đấu khẩu qua lại giữa hai bên càng diễn ra dồn dập hơn.

Trong bản thông điệp liên bang phát biểu vào tháng 12/2015, tổng thống Nga Putin hào hứng nói: “Nước Nga lớn tiếng tuyên bố mình là một quốc gia độc lập mạnh mẽ, có lịch sử hơn 1.000 năm và truyền thống vĩ đại, vì đây là một quốc gia được thống nhất bởi giá trị quan chung và mục tiêu chung”. Thời điểm nó, tỉ lệ ủng hộ ông Putin đạt mức cao trong lịch sử.

 Tổng thống Nga đọc thông điệp liên bang đầu tháng 12/2015

Đúng vậy, các lệnh trừng phạt của EU đã khiến kim ngạch thương mại song phương giữa Nga và EU giảm mạnh, từ 80 tỉ USD (năm 2005) xuống còn 40 tỉ USD như hiện tại – tức giảm 50%, ngoài ra, vài năm gần đây giá dầu thế giới giảm, thâm hụt ngân sách của Nga tăng mạnh, khiến nền kinh tế Nga càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Rõ ràng là tổng thống Putin hiểu rõ hoàn cảnh của nước Nga hiện nay, tự biết Nga không thể sánh được với Mỹ về sức mạnh quốc gia.

Trong cục diện hiện tại, tổng thống Putin không cần gắng gượng vui cười, hiện thực bày ra trước mắt. Chính vì lẽ đó, trong chiến dịch truy quét ISIS tại Trung Đông năm 2015, Nga đã vấp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chiến cơ Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, cũng đành phải chấp nhận thực tế, phản kích có hạn. Tuy nhiên với tính cách của ông Putin, nhân vật “người đàn ông thép” nổi tiếng với bàn tay sắt này rất ít khi thể hiện sự mềm yếu trước bên ngoài.

Tuy nhiên, trong thực tế, ngày tháng của ông Obama cũng không tốt hơn là bao, xét ở một góc độ nào đó, sự “mạnh nhất thế giới” mà vị tổng thống này nói cũng chỉ là một kiểu khoa trương thanh thế nhằm cứu vãn tỉ lệ ủng hộ thấp. Có bình luận đánh giá rằng ông Obama là vị tổng thống yếu thế nhất của Mỹ trong nhiều năm gần đây, đằng sau sự lớn mạnh của nước Mỹ là sự lực bất tòng tâm muốn duy trì cục diện thế giới nhưng không thể kiểm soát tốt. Chỉ riêng khu vực Trung Đông đã khiến Mỹ trở tay không kịp, thế lực IS vẫn tồn tại, Arab Saudi và Iran lại một lần nữa không nhìn mặt nhau, khiến nước Mỹ thậm chí không còn có đủ thời gian quan tâm đến hàng loạt vấn đề như hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Những người tỏ ý nghi ngờ về thái độ lạc quan của ông Obama gồm nhiều nghị sĩ trong đảng Cộng hòa. Trong đó, khi ông Obama lạc quan bàn về tình hình quốc tế, ông Jeb Bush – nghị sĩ từ lâu vẫn lên án chính sách mềm yếu của ông Obama với Iran đã thẳng thắn nói: “An toàn hơn? ISIS hoành hành. Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân. Syria loạn như một mớ bòng bong. Taliban vẫn nghiễm nhiên hoạt động. Vị tổng thống này như đang sống trong một thế giới khác!”

Đồng thời, từ cuộc “khẩu chiến” giữa tổng thống Obama và tổng thống Putin cũng có thể nhận ra sự phức tạp trong mối quan hệ Mỹ Nga. Mặc dù hiện tợi cả hai đều coi ISIS là kẻ thù chung, nhưng hai bên đều không che giấu sự cảnh giác họ dành cho đối phương. Trong bức thông điệp liên ban, ông Obama nói: “Mặc dù phải đối mặt với sự suy thoái về kinh tế, Nga vẫn mạnh tay để gắng gượng duy trì cục diện ở Ukraine và Syria vốn đang ngày càng nằm xa sự kiểm soát của Nga. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống quốc tế mà chúng ta xây dựng lên đang cất bước rất chật vật trước thực tế mới”. Trong khi tổng thống Putin thì cho biết: “Tôi còn biết ông ấy cho rằng dân tộc Mỹ, nước Mỹ là đặc biệt. Tôi vừa không đồng ý điều này, cũng không đồng ý điều kia”.

Rõ ràng, cả Mỹ và Nga đều coi Nga là đối thủ tiềm ẩn, nếu không, tổng thống Obama đã không đặc biệt nhấn mạnh cụm từ mang tính xâm lược mạnh mẽ như ngân sách quốc phòng và “tự chuốc lấy sự diệt vong”, điều này khiến người ta liên tưởng đến cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015. Còn tổng thống Putin mặc dù giọng điệu thể hiện sự yếu thế, nhưng không có nghĩa rằng, Nga thực sự muốn từ bỏ vị thế của mình tại Trung Đông, ông Putin lại một lần nữa nhắc lại lập trường của nước Nga – Nga ủng hộ đồng minh của họ là tổng thống Bashar Hafez al-Assad, và dường như vấn đề vốn gây mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ này lại không tìm được hy vọng hòa giải.

Cuộc khẩu chiến về “cường quốc thế giới” giữa hai nhà lãnh đạo Obama và Putin không quan trọng. Dù thế nào thì hiện tại thế giới vẫn còn rất nhiều bài toán khó chưa được giải quyết, như ISIS, Syria, đây mới là những vấn đề cấp thiết cần có lời giải sớm, giữa Mỹ và Nga xảy ra va chạm, bằng mặt không bằng lòng, công kích lẫn nhau càng là chuyện “thường ngày ở huyện”.

H.L