Nhiều chấn động địa chính trị xảy ra gần đây có thể báo hiệu sự tiếp cận một chuyển đổi kiến tạo lớn. Bài phát biểu của tổng thống Nga Vladimir Putin tại Liên hợp quốc, tại câu lạc bộ Valdai và những hành động mới đây của Nga tại Syria có thể chỉ mới hé lộ phần đầu của một trang sử mới, và không dễ nhận thức sẽ như thế nào.
Giới chính trị tinh hoa Mỹ nên chý ý sát sao bởi lẽ sự thay đổi này có thể sẽ đánh dấu sự khởi đầu cho sự kết thúc của chủ nghĩa ngoại lệ và quyền lãnh đạo của Mỹ. Giới chức Mỹ có vẻ sống trong thế giới ảo vọng khi tin rằng những cuộc phiêu lưu của ông Putin sẽ hủy hoại nền kinh tế Nga, hiện nay đang tưởng tượng quyền lực của ông Putin bị hủy hoại và sụp đổ, cần siết chặt vòng vây chính trị, chín muồi để đẩy nước Nga vào một cuộc “cách mạng màu”.
Đó quả là một cách nhìn quá ngây thơ và có phần mù quáng. Nền kinh tế Nga suy thoái do Nga chủ yếu phụ thuộc vào giá dầu lửa lao dốc và ở cấp độ thấp hơn là do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Cuộc chiến chớp nhoáng của ông Putin tại Georgia, Thế vận hội mùa đông hoành tráng Sochi, sáp nhập bán đảo Crimea, cũng như sự hậu thuẫn cho dân quân Donbass chống lại chính quyền Kiev…Tất cả những thành tựu trên đã mang lại kết quả đẩy sự ủng hộ ông Putin tại Nga lên mức kỷ lục chưa từng có tới 90%.
Mỉa mai thay, thay vì hủy hoại uy tín của ông Putin, chính sách của Mỹ đối với Nga và Putin lại củng cố và tăng cường vị thế của ông, thúc đẩy Nga đa dạng hóa và phát triển kinh tế trong nước, cải cách quân đội và nâng cao một cách bền vững vị thế của Nga trên trường quốc tế.
Sự thật đơn giản là Nga đang hành động, trong khi Mỹ đang mất dần ảnh hưởng trên thế giới.
Với một bức tranh thực tế bị bóp méo, người Mỹ do vậy đã tạo ra những chính sách sai lầm liên quan tới Nga. NATO tăng quân đồn trú tại châu Âu và không vùng cấm bay nào được thiết lập tại Syria…Chính sách “thay đổi chế độ” của Mỹ dẫn tới sự bất ổn của toàn bộ khu vực. Hành động của Mỹ tại Afghanistan, Iraq, Libya, Ai Cập và Syria được Saudi Arabia ủng hộ, đã trở thành cảm hứng cơ bản cho phần lớn các phong trào thánh chiến nảy sinh ra các nhóm khủng bố đầy quyền lực.
Hàng thập kỷ qua, Mỹ theo đuổi chính sách hủy hoại quỹ đạo ảnh hưởng của Nga bằng cách tài trợ cho các cuộc cách mạng màu, lật đổ một cách có hệ thống các chính phủ của tất cả các nước thuộc quỹ đạo địa chính trị của Liên Xô trước đây.
Putin đã đúng khi tuyên bố rằng: “Một mô thức thống trị đơn cực dẫn tới sự mất cân bằng trong hệ thống luật pháp quốc tế và thông lệ toàn cầu, gây ra nguy cơ cạnh tranh chính trị, kinh tế và quân sự sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát”.
Theo Mikheev, Putin là một lãnh đạo quốc gia hiếm hoi mà người ta không thấy từ hàng thập kỷ nay – một chính khách có tầm nhìn và ý chí theo đuổi tầm nhìn đó. Ông ta là một người cực kỳ thông minh và một nhà lãnh đạo mạnh mẽ không bị xiềng xích hay trói buộc bởi hệ thống quan liêu. Một người tính toán hết sức cẩn trọng mọi động thái và hành động một cách quyết đoán khi thời cơ đến.
Ông Putin tạo ra những thực tế mới trên thực địa trước khi giới chính khách tinh hoa ít quyết đoán của Mỹ có thể bắt kịp và cạnh tranh. Ông cũng nói rõ những suy nghĩ của mình, có khả năng làm sáng tỏ những ý tưởng chiến lược phức tạp và đã tạo lập một kỷ lục về những thành công sau lưng mình.
Ông Mikheev nhấn mạnh, cần phải nhớ rằng Putin bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên khi nước Nga gần như phá sản, với một đội quân chỉ 3.500 binh sĩ từ khu vực Chechnya điều sang dẹp loạn ở Dagestan, trong khi phiến quân khủng bố cho nổ tung các tòa nhà ở Moscow và các thành phố Nga khác. Ngày nay, Chechnya thịnh vượng có GDP gấp 11 lần năm 200. Ngày nay, thủ phủ Grozny năm 2005 tan hoang như thành Stalingrad vào năm1943, đã là một thành phố xinh đẹp với nhiều tòa nhà chọc trời.
Lần này, nhiệm vụ của ông Putin nhận lãnh rất to lớn và rất nặng nề. Mục tiêu của ông rộng hơn là việc chỉ đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), cứu chính quyền Assad và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ Syria và hay thậm chí ngăn chặn từ xa các chiến binh IS tuyển mộ. Tham vọng của ông là xây dựng một liên minh của tất cả các lực lượng chính đáng tìm cách đem lại hòa bình, ổn định và trật tự cho khu vực Á-Âu và như vậy mở đầu một cách tiếp cận mới trong quan hệ quốc tế.
Như ông Putin từng tuyên bố: “Cách tiếp cận của chúng tôi hoàn toàn khác biệt. Trong lộ trình tạo lập Khối kinh tế Á-Âu chúng tôi đang cố gắng phát triển quan hệ với các đối tác, bao gồm những nước liên quan tới dự án Con đường Tơ lục và Vành đai Kinh tế của Trung Quốc. Chúng tôi hiện đang tích cực làm việc trên nguyên tắc bình đẳng với BRICS, APEC và G-20…”.
Theo ông Mikheev, các nỗ lực chính trị và ngoại giao của ông Putin ở Trung Đông rõ ràng nhằm thiết lập một liên minh mới. Tập hợp các lực lượng, hăng hái hiện đại hóa và thiết lập sự liên kết chính trị và kinh tế, cũng như sự ổn định của cả EU và Trung Đông. Làm việc cùng nhau “vì sự phát triển kinh tế, xa hội khu vực, khôi phục cơ sở hạ tầng cơ bản, nhà cửa, bệnh viện và trường học”.
Ông Mikheev cho rằng, chiến lược địa chính trị của ông Putin đang đưa ra cho thế giới một chiến lược cùng thắng. Chiến lược này dường như được hưởng ứng bởi nhiều nước Trung Đông (Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Lebanon, Syria và nhiều nước khác) đã quá mệt mỏi và lo lắng vì hàng chục năm chiến tranh và hỗn loạn leo thang.
Đề xuất trên cũng tìm được sự ủng hộ trong các nước châu Âu, vốn đang khiếp hãi trước viễn cảnh về một “cuộc xâm lấn của hàng triệu người ngoại quốc di cư”, đang gây ra những đe dọa hiện hữu với khối liên minh châu Âu. Tất cả những nước này và nhiều quốc gia khác dường như đều nhất trí ủng hộ sự giải thoát khỏi quyền độc bá đơn cực.
Bởi thế, Mikheev cho rằng sự chuyển đổi cấu trúc địa chính trị thế giới đa cực do ông Putin phát động sẽ có tương lai.
* Tác giả Dmitry Mikheev từng bị kết tội ly khai “hoạt động chống phá nhà nước”thời Liên Xô và phải vào trại cải tạo lao động 6 năm. Di cư sang Mỹ năm 1979, ông trở thành chuyên gia của Viện Hudson giai đoạn 1988-1996. Sau khi Liên Xô tan rã, Mikheev trở về Nga hoạt động với tư cách nhà phê bình có tiếng về chính sách và hệ tư tưởng mới.