Putin - Giải mã nhân vật quyền lực “Tôi là Chekist”

Sau những nước cờ liên tiếp và đầy bất ngờ của tổng thống Nga Vladimir Putin, nhất là sau cuộc khủng hoảng Ukraine và chiến dịch quân sự tại Syria, giới chính trị và chuyên gia phương Tây đang cố gắng tìm hiểu nhà lãnh đạo Nga.
Ông Putin là con người bí ẩn và mạnh mẽ
Ông Putin là con người bí ẩn và mạnh mẽ

Chuyên gia Kyle Wilson thuộc Viện chính sách chiến lược Australia cho rằng phương Tây có nhiệm vụ phải cố gắng tìm hiểu ông Putin, sự ưa thích mưu kế, lý lẽ tài tình và đôi khi cả những lời đánh lừa (chẳng hạn binh sĩ Nga không liên quan tới việc chiến đấu tại Ukraine hay sáp nhập Crimea). Wilson cho rằng 15 năm cầm quyền của ông Putin có thể soi sáng tâm lý của nhà lãnh đạo Nga.

Nếu ông Putin đồng ý miêu tả chính mình bằng một từ, dường như lựa chọn của ông sẽ là “Chekist”. Một từ không có từ tương đương trong tiếng Anh. Giải nghĩa từ này sẽ không thể tiết lộ hết những gì cần biết về tổng thống Nga, nhưng nếu không làm chúng ta (phương Tây) không thể “giải mã” Putin.

Sự tan rã của Liên Xô đã đưa lên nấc thang quyền lực một nhóm các sĩ quan tình báo, chủ yếu từ hai cơ quan tình báo chính của Liên Xô là KGB và GRU (tình báo quân đội). Trong sự chuyển đổi định mệnh này, chính gia đình của tổng thống ốm yếu Yeltsin đã chọn ông Putin là người kế nhiệm vì họ tin ông sẽ bảo vệ ông Yeltsin và bản thân họ.

Lần đầu tiên trong lịch sử, nước Nga được lãnh đạo bởi một điệp viên được cả một nhóm các mật vụ hậu thuẫn. Ông Putin và nhóm của mình nắm quyền lực kể từ cuối năm 1999 và có thể cầm quyền ít nhất nhiều thập kỷ nữa. Tại Nga, họ thường được gọi là “Siloviki”, bắt nguồn bởi từ “sức mạnh” (một dạng rộng hơn Chekist), những người nổi tiếng sắt đá và đầy năng lực khiến ông Putin có sức mạnh và được tôn trọng.

Ông Putin bất ngờ xuất hiện trên chính trường Nga và đã ghi dấu ấn cá nhân đậm nét trong lịch sử nước Nga hiện đại
Ông Putin bất ngờ xuất hiện trên chính trường Nga và đã ghi dấu ấn cá nhân đậm nét trong lịch sử nước Nga hiện đại

Khi cơ quan tình báo Xô viết được quân sự hóa với cấp bậc, đồng phục và võ thuật, tất cả họ đều có nền tảng quân sự và được huấn luyện sử dụng vũ khí. Một số được trọng dụng, như Sechin, lãnh đạo tập đoàn năng lượng khồng lồ Rosneft thuộc số người thân tín nhất của ông Putin đã từng xuất hiện trong nội chiến Angola.

Nhiều năm trước khi chuyển từ St. Petersburg về Moscow, một ngoại trưởng Úc đã hỏi ông Putin theo nghề nghiệp gì, ông đáp: “Tôi là một quân nhân”. Từ Kremlin, ông Putin và nhóm của mình đã xây dựng một hệ thống pha trộn thể chế Xô viết và nước Nga Sa hoàng để biến Nga thành một đế chế vĩ đại. Những đặc điểm chính yếu bao gồm: hệ thống được lãnh đạo bởi một cá nhân duy nhất; thứ bậc quyền lực không chính thống nhưng không có chia rẽ quyền lực; một bộ máy mật vụ đầy sức mạnh đáng tin cậy đối với người lãnh đạo và lý tưởng con người tồn tại để phục vụ đất nước.

Với một cấu trúc cá nhân hóa và tập quyền cao độ, mọi quyết sách quan trọng đều do ông Putin quyết đáp, do đó các chính trị gia Nga cạnh tranh quyết liệt để giành được thiện cảm của ông. Rõ ràng, ông Putin tin rằng đó là cách thức tốt nhất để lãnh đạo nước Nga.

Từ “Chekist” là cái tên do Lenin định ra để chỉ lực lượng bảo đảm an ninh và bảo vệ chính quyền của những người Bolshevik, làm cách mạng giành chính quyền tháng 10/1917 (Chekist chính là tiền thân của cơ quan tình báo Liên Xô KGB sau này).

Các nhân viên Chekist tự coi họ là những chiến binh tinh nhuệ được hiệu triệu để bảo vệ tổ quốc trước vô số thù trong giặc ngoài. Năm 1975, chàng thanh niên 23 tuổi Putin gia nhập KGB. Với họ đó không đơn thuần là nghề nghiệp mà là một sự nghiệp vinh quang, họ sống trong không khí lưu giữ những truyền thống tốt đẹp nhất của tổ quốc, vượt lên trên tất cả là truyền thống chiến đấu yêu nước.

Quả thực, lý tưởng Chekist của Nga mang một màu sắc bí ẩn. với lịch sử đầy vinh quang của mình, Nga là đỉnh cao nhất của mọi giá trị. Đúng vậy, thậm chí các Chekist có thể sai lầm, và sự ngây thơ đôi khi phải hứng chịu bất công, nhưng việc đó đáng được cân nhắc vì sự nghiệp vĩ đại bảo vệ nước Nga.

Do vậy, tại nước Nga của ông Putin, không lời kêu gọi nào cao quý hơn lời kêu gọi của Chekist. Truyền thông, nghệ thuật và bộ giáo dục cổ súy khắc sâu sự sùng kính đối với cơ quan an ninh, trước đây cũng như hiện nay. Các hiệu sách chất đầy các ấn phẩm tôn vinh những thắng lợi của Chekist. Thậm chí có hẳn một Ngày Chekist hàng năm vào dịp 20/12, nơi ông Putin thường trang trọng phát biểu tôn vinh các Chekist.

Khi Ngoại trưởng Úc hỏi ông Putin làm trong ngành nào của lực lượng ông từng phục vụ, Putin trả lời kiểu né tránh: “Tôi không thể nói được”. Nhưng với một vị bộ trưởng Nga rất có thể ông sẽ trả lời: “Tôi là một Chekist”.

Hiện nay có một vài bộ trưởng trong chính phủ Nga cũng là Chekist. Nhà xã hội học Kryshtanovskaya, một cố vấn cho Kremlin ước tính cứ 4 quan chức cao cấp thì một người là Chekist hoặc Siloviki.

Theo QPAN