Ông Zelensky gây sốc khi yêu cầu các bộ trưởng Mỹ “đừng đến Ukraine với tay không”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 23/4, ông Zelensky thông báo Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin sẽ đến thăm Ukraine vào ngày 24/4, nhưng yêu cầu họ “đừng đến với tay không”.
Chiều 23/4, ông Zelensky tổ chức họp báo tại ga tàu điện ngầm Quảng trường Độc lập ở Kiev (Ảnh: VCG).
Chiều 23/4, ông Zelensky tổ chức họp báo tại ga tàu điện ngầm Quảng trường Độc lập ở Kiev (Ảnh: VCG).

Theo Washington Post, ông Zelensky đã nhắn nhủ hai vị khách, hy vọng nhận được viện trợ nhiều hơn cho Ukraine: "Họ không nên đến tay không ... Chúng tôi muốn nhìn thấy những thứ cụ thể và các vũ khí cụ thể."

Nếu chuyến đi này diễn ra, đây sẽ là các quan chức cấp cao đầu tiên của Mỹ đến thăm Ukraine kể từ khi xung đột quân sự Nga-Ukraine bùng nổ. Tuy nhiên, cả Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đều từ chối xác nhận kế hoạch chuyến thăm hoặc bình luận về vụ này.

Theo Washington Post và Đài CNN, ông Zelensky đã tổ chức cuộc họp báo tại ga tàu điện ngầm Quảng trường Độc lập ở Kiev vào ngày 23/4. Sau khi công bố kế hoạch chuyến thăm Ukraine của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, ông Zelensky đã chuyển chủ đề sang viện trợ quân sự cho Ukraine.

Báo The Washington Post đưa tin ông Zelensky yêu cầu hai bộ trưởng Mỹ đừng đến Ukraine với tay không.

Báo The Washington Post đưa tin ông Zelensky yêu cầu hai bộ trưởng Mỹ đừng đến Ukraine với tay không.

"Ở đây hiện đang có một cuộc chiến tranh thực sự", ông Zelensky nói, "Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi rất muốn gặp các bạn. Nhưng hãy cho chúng tôi nhận viện trợ mà chúng ta đã thảo luận."

Ông nói: "Tại sao các chuyến đến thăm (Ukraine) của lãnh đạo (nước ngoài) lại rất quan trọng? Tôi sẽ cho bạn một câu trả lời rất thực tế: bởi vì họ không nên đến tay không, chúng tôi không chỉ chờ quà hoặc bánh ga-tô, chúng tôi muốn thấy những thứ cụ thể và vũ khí cụ thể."

Ông Zelensky nói với các phóng viên rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin là "một tín hiệu tích cực" cho thấy Mỹ có thể giúp nhiều hơn nữa khi Ukraine cần, "đó là lý do tại sao chuyến thăm của quan chức Mỹ rất quan trọng" và "lãnh đạo các nước khác cũng như thế".

Zelensky cũng nói rằng ông không nghĩ rằng việc các quan chức Mỹ tới thăm Ukraine vào ngày 24/4 là một bí mật. "Chúng tôi chờ đợi Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến và nói chuyện trực tiếp với chúng tôi khi an ninh cho phép."

Mặc dù ông Zelensky tuyên bố rằng chuyến thăm lần này là chuyến thăm đầu tiên của các quan chức cấp cao của Mỹ kể từ khi nổ ra xung đột quân sự Nga-Ukraine, nhưng Washington Post chỉ ra rằng một người phát ngôn của Lầu Năm Góc đã từ chối xác nhận chuyến thăm và các quan chức Nhà Trắng cho biết họ từ chối bình luận về phát biểu của ông Zelensky và một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ngày 23/4 đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Ukraine trong ngày 24/4?

Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến Ukraine trong ngày 24/4?

Trong cuộc họp báo ngày 23/4, ông Zelensky cũng nói về vấn đề đàm phán hòa bình với Nga. Ông nhấn mạnh rằng Ukraine hy vọng có thể giải quyết xung đột thông qua con đường ngoại giao. Nhưng nếu những binh sĩ phòng thủ Mariupol bị tiêu diệt, hoặc nếu bất kỳ vùng lãnh thổ nào bị Nga chiếm đóng diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về độc lập, Ukraine sẽ ngay lập tức rút khỏi cuộc đàm phán.

Khi nói về các điều kiện cần thiết để đạt được một giải pháp hòa bình, ông Zelensky nói chính quyền ở Kiev phải được bảo đảm an ninh, các vấn đề Donbass và Crimea cũng cần phải được giải quyết, "ngoài ra không có vấn đề gì khác".

Nhưng sau khi nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại, ông Zelensky lại quay ra chỉ trích Nga “không muốn tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình”. Ông tuyên bố rằng sự tin tưởng của Ukraine đối với các "đối tác phương Tây" như EU và Mỹ đã đạt đến "mức độ cao nhất", nhưng đối với Nga thì "không còn chút tín nhiệm nào.”

Ông Zelensky cũng kêu gọi các nước phương Tây tiếp tục cung cấp cho Ukraine “các vũ khí mạnh mẽ” để giúp quân đội Ukraine tiếp tục chiến đấu: “Là Tổng thống, lập trường của tôi là, cho dù quân đội Nga chiếm bao nhiêu lãnh thổ, chúng tôi cũng sẽ lấy lại ... nếu chúng tôi có thể nhận được các vũ khí hỗ trợ, chúng tôi sẽ chiếm lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng."

Chính quyền của ông Joe Biden ngày 21/4 thông báo sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 800 triệu USD viện trợ quân sự, bao gồm 72 khẩu pháo và 144.000 viên đạn pháo. Khoản viện trợ mới nhất này đưa tổng số viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ đã lên tới 3,4 tỉ USD.

Ông Zelensky bị dư luận Mỹ chỉ trích vì thái độ trịch thượng.

Ông Zelensky bị dư luận Mỹ chỉ trích vì thái độ trịch thượng.

Khi đề cập đến khoản viện trợ bổ sung này, Tổng thống Mỹ Biden nói, "Chúng ta hiện đang ở trong thời điểm quan trọng, họ sẽ đặt cơ sở cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến này."

Biden cho biết ông sẽ chính thức đề nghị Quốc hội vào tuần tới thông qua gói tài trợ bổ sung thứ hai cho Ukraine, đồng thời cho biết ông mong Quốc hội sẽ hành động "nhanh chóng" đối với gói này.

Nhưng ông Biden luôn do dự về việc có nên đến thăm Ukraine hay không. Mỗi khi ông bày tỏ với bên ngoài việc mình muốn tới Kiev, Nhà Trắng đều ngay lập tức phủ nhận.

Vào ngày 14/4, Biden cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn giới truyền thông rằng ông đang xem xét cử một quan chức cấp cao đến Ukraine, ông hỏi phóng viên: "Bạn đã sẵn sàng để đi (Ukraine) chưa?". Lập tức nhà báo đó hỏi ngược lại: “Thế còn ông?|”, Joe Biden trả lời đoan chắc: “Có chứ!”. Nhưng sau đó, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cùng ngày đã nói, ông Biden sẽ không đến thăm Ukraine.

Ngày 18/4, bà Psaki cũng nói rằng khi Joe Biden đến châu Âu để họp Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp, "không có kế hoạch đến Ukraine." Bà cũng cho biết, qua xem xét về an ninh, Mỹ "sẽ không thông báo ai và khi nào" sẽ đến thăm Ukraine trong tình hình hiện tại.

Vào ngày 19/4, ông Biden một lần nữa được hỏi “liệu ông có đến Kiev hay không? Lần này, câu trả lời của ông đã biến thành "Tôi không biết".

Hãng tin Anh Reuters trước đó dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này nói rằng hai ông Blinken và Austin có thể là các quan chức Mỹ đến thăm Ukraine. Do nguyên nhân an ninh, ông Joe Biden và bà Kamala Harris khó có khả năng đến thăm Ukraine.

Một nguồn tin cho biết thêm, khi phát biểu tại Quảng trường Độc lập ở Kiev chiều 23/4, ông Zelensky đã nêu ba điều kiện với phái bộ Mỹ đến thăm Ukraine.

Thứ nhất, ông không cho rằng chuyến thăm của các quan chức cấp cao Mỹ tới Ukraine là "bí mật không thể công khai", đồng thời kêu gọi ông Biden đến Ukraine càng sớm càng tốt, điều này nhằm phản đối giới truyền thông và quan chức Mỹ không đưa tin về vụ việc.

Dù được viện trợ rất nhiều vũ khí nhưng Ukraine luôn muốn có nhiều hơn.

Dù được viện trợ rất nhiều vũ khí nhưng Ukraine luôn muốn có nhiều hơn.

Thứ hai, ông yêu cầu Mỹ phải cung cấp khoản viện trợ đã hứa. Khoản viện trợ 800 triệu USD được ông Biden hứa hẹn trước đó “đã tới châu Âu” nhưng phần lớn chưa đến tay quân đội Ukraine. Lại thêm khoản 800 triệu mà ông Biden vừa công bố hôm 21/4, ông Zelensky rõ ràng không muốn chờ đợi thêm nữa.

Thứ ba là ông hy vọng các quan chức Mỹ đến Ukraine lần này "đừng đến thăm với tay không" , Ukraine muốn thấy những thứ và vũ khí thực tế hơn.

Điều đáng chú ý là trước khi ông Zelensky chìa tay với Mỹ, Ngân hàng Thế giới (WB) do Mỹ chủ đạo ngày 21/4 cũng đã tổ chức một "cuộc họp gây quỹ" đặc biệt cho Ukraine. Ngân hàng Thế giới đã kêu gọi các nước chung tay giúp Ukraine giải quyết một số khoản tiền sau chiến tranh mà họ cho rằng đã bị thiệt hại khoảng 60 tỉ USD về cơ sở hạ tầng và kiến trúc. Tuy nhiên, tại hội nghị, Thủ tướng Ukraine cho rằng "việc tái thiết Ukraine cần 600 tỉ USD" và hy vọng mỗi quốc gia thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể tặng 10% tài sản dự trữ cho Ukraine. Ông Zelensky cũng tuyên bố rằng giờ đây Ukraine cần 7 tỉ USD chi phí mỗi tháng, kiểu yêu cầu viện trợ này đã bị chỉ trích là "sư tử há miệng".

Lần này, sau khi Zelensky đề xuất "3 điều kiện" với Mỹ, ông cũng bị nhiều cư dân mạng Mỹ chỉ trích. Một số người trên Twitter đã đặt câu hỏi với tổng thống Ukraine, "Mỹ mới là bên có tiếng nói cuối cùng về việc có giúp đỡ các ông hay không và số tiền viện trợ, xin đừng đảo lộn vị trí của hai bên!". Cũng có người không giấu sự bực bội của họ và chất vấn Zelensky: “Thưa Tổng thống, xin hãy hiểu rằng nước Mỹ giúp ngài vì 'sự thông cảm' và đừng hành động như một người vô gia cư thô lỗ, vừa đe dọa vừa van xin những người trên phố bằng cách kéo áo người đi đường.”